1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Vụ người Trung Quốc cuỗm tiền tỉ: Nhiều ngân hàng mất tiền nhưng không trình báo

(Dân trí) - Theo cơ quan điều tra, khi phát hiện các giao dịch giả mạo, các ngân hàng nên khai báo để tránh gây khó khăn cho công tác điều tra. Đặc biệt khi các tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiểm đoạt tiền của ngân hàng ngày một gia tăng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

*
Kẻ buông mồi, người thổi giá chung cư thời tái sốt
* Việt Nam chi hàng tỷ USD để... nhập khẩu ngô
* Đại gia ngân hàng làm sang, bỏ triệu đô mượn tên đội bóng ngoại
* Việt Nam thoát phụ thuộc Trung Quốc: Chỉnh chính sách biên mậu

Liên quan đến vụ việc người Trung Quốc thuê một số người Việt đứng tên thành lập các “công ty ma” sau đó dùng thẻ giả để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, theo cán bộ điều tra của phòng cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50, công an thành phố Hà Nội) nhiều ngân hàng bị rút trộm tiền nhưng đã không khai báo.

Theo đó, như trường hợp của ngân hàng Eximbank phát hiện ra một giao dịch giả mạo trị giá 6.800.000 đồng. Bên phía ngân hàng đã yêu cầu truy thu lại số tiền, huỷ hợp đồng để thu hồi số tiền. Tuy nhiên, nếu bộ phận rủi ro của ngân hàng không tìm được, không thu được hoá đơn giao dịch thì ngân hàng phải chịu thiệt.

Vụ người Trung Quốc cuỗm tiền tỉ: Nhiều ngân hàng mất tiền nhưng không trình báo

Zeng Xiao Tian là kẻ chủ mưu trong việc sử dụng thiết bị công nghệ để cuỗm tiền tỉ của hàng loạt ngân hàng 

Cũng theo cán bộ điều tra phòng PC50 có nhiều ngân hàng khi phát hiện các giao dịch giả mạo không báo cơ quan chức năng mà chỉ tiến hành huỷ hợp đồng sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra. Bên cạnh đó, hiện tại việc làm thẻ giả không quá khó khăn, “Chỉ hơn 200 USD một chiếc máy dập thẻ từ Trung Quốc rồi lấy phôi thẻ để làm thẻ giả”, cán bộ điều tra nói.

Một chiếc máy làm thẻ giả được phòng PC50 bắt giữ

Một chiếc máy làm thẻ giả được phòng PC50 bắt giữ

Trong vụ việc trên, các bị hại (chủ thẻ), đơn vị phát hành thẻ đều là người nước ngoài và đặt ở nước ngoài. Các thẻ giả mà người Trung Quốc làm được đều bằng thủ đoạn ăn cắp thông tin cá nhân và thẻ ăn trộm được.

Trong quá trình xác minh thông tin tại một ngân hàng, phòng PC50 đã xác định, Tổng số giao dịch thanh toán thẻ mà ổ nhóm tội phạm thực hiện thành công là 333 giao dịch với tổng số tiền là 1.126.848.000đ (một tỷ một trăm hai mươi sáu triệu tám trăm bốn mươi tám nghìn đồng).

Tổng số giao dịch thanh toán thẻ thất bại là 254 giao dịch, nguyên nhân do các thẻ thanh toán đều là thẻ bị mất trộm, thất lạc. Trong số 333 giao dịch thanh toán thẻ thành công có 24 kiến nghị của các đơn vị phát hành thẻ nước ngoài về việc giao dịch thanh toán thẻ bằng thẻ giả.
 
Ngân hàng nơi người này tiến hành giao dịch đã mời đại diện pháp nhân 4 công ty lên làm việc, giải trình và cung cấp chứng từ giao dịch nhưng cả 4 công ty đều không có phản hồi. Số tiền thanh toán thẻ của các công ty do đối tượng Đinh Văn Chính thành lập tại các Ngân hàng BIDV, Sacombank, Vietinbank, Vietcombank hiện tại chưa xác minh được.

Trước đó, Ngày 4/7, Đội 3 thuộc phòng cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) cho biết vừa phối hợp cùng phòng 3 - C50 của Bộ công an triệt phá ổ nhóm chuyên rút trộm tiền của ngân hàng bằng thẻ giả.

Theo đó, sau một thời gian theo dõi, Lưc lượng công an đã bắt giữ kẻ kẻ phạm tội là Zeng Xiao Tian mang quốc tịch Trung Quốc về hành vi Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Năm 2013, Tian thuê Đinh Văn Chính thành lập Công ty TNHH Ninh Cát tại địa chỉ phòng 2603, Tòa Nhà Licogi 13, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội do Chính làm giám đốc, tạo vỏ bọc cho Tian làm giám đốc điều hành.

Sau đó, Tian chỉ đạo đối tượng Đinh Văn Chính tiếp tục thành lập 3 “công ty ma” khác gồm: Công ty TNHH Thương mại Phước Hiền ở Long Biên, Hà Nội do Lê Trọng Hiền (SN 1992) làm giám đốc; Công ty TNHH TMDV Bảo Phương ở Hoàng Mai, Hà Nội, giám đốc là Nguyễn Thị Phương (SN 1988); Công ty TNHH Thương Mại Lực Long ở Thanh Xuân, Hà Nội, do Hoàng Tiến Tuân (SN 1993) làm giám đốc.

Sau khi thành lập 4 Công ty, Tian cùng Đinh Văn Chính đã lựa chọn Ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ (các ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán quẹt thẻ qua máy POS) trên địa bàn thành phố Hà Nội như BIDV, Sacombank, Vietinbank, Vietcombank, Eximbank... mở tài khoản và hợp đồng dịch vụ thanh toán thẻ, sử dụng thẻ giả quẹt qua máy POS chuyển tiền vào tài khoản các công ty đã mở để rút trực tiếp tại các ngân hàng hoặc cây ATM.

Lê Tú
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm