1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Trung Quốc sẽ thống lĩnh ngành sản xuất máy bay?

Người Trung Quốc có câu "Không gì là không thể nếu quyết tâm" và họ đã chứng minh cho câu nói này trong nhiều năm qua, đặc biệt là trên thương trường thế giới, với các công ty Trung Quốc đang ngày càng thống lĩnh ở nhiều lĩnh vực toàn cầu.

Giờ đây, họ đang đối mặt với thử thách lớn chưa từng có.

Trung Quốc đã đặt quyết tâm vào ngành chế tạo máy bay thương mại - một lĩnh vực có thể nói là có nhiều trở ngại và khó khăn hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.

"Các rào cản đối với việc tiến vào lĩnh vực sản xuất máy bay thương mại là cực lớn, và chúng không chỉ về công nghệ", Richard Bitzinger - một thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam - nhận xét.

Cạnh tranh khốc liệt

Cạnh tranh khốc liệt

Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac), thuộc sở hữu nhà nước, có nhiệm vụ phải giúp Bắc Kinh gia nhập được lĩnh vực này. Được thành lập năm 2008, hãng đang đặt cược máy bay C919 - một máy bay thân hẹp có thể chở 168 hành khách - sẽ trở thành bệ phóng của mình.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sắp “có biến“!

Bội thực đầu tư xây nhà máy bia

CEO Bia Sài Gòn: Người truyền lửa

Giá vàng tuần tới sẽ tiếp tục đi lên

Công ty đang nhắm tới phân khúc này khi thị trường về các loại máy bay thân hẹp từ 100 đến 200 ghế được dự đoán sẽ đạt giá trị 20 nghìn tỷ USD trong 20 năm tới. Một phần lớn của mức tăng trưởng này được cho là sẽ xuất phát từ châu Á, và Comac đang nỗ lực thu hút khách hàng bằng sự hiện diện của mình ở Triển lãm Hàng không Singapore 2014.

Tuy nhiên, Comac gặp phải một sự cạnh tranh dữ dội. Thống lĩnh ngành này hiện nay là sản phẩm A320 của Airbus và 737 của Boeing, với mỗi hãng đã nhận được hơn 10.000 đơn hàng.

"Comac đang đứng trước một trong những thị trường mạnh nhất thế giới", ông Bitzinger nhận định. "Airbus và Boeing sản xuất gần như tất cả các máy bay chở khách từ 100 chỗ ngồi trở lên đang được vận hành bởi gần như tất cả các hãng hàng không trên thế giới".

Các hãng khác cũng để mắt đến lĩnh vực này. Máy bay C-Series của Bombardier được nhiều người xem là đối thủ tiềm năng đáng gờm nhất của Airbus và Boeing ở phân khúc này. Khi máy bay này sẵn sàng bước vào phục vụ thương mại, nhiều khả năng nó sẽ càng khiến Comac khó tiến vào hơn.

Kiểm soát chất lượng

Có lẽ một rào cản thậm chí còn lớn hơn nữa là giành được niềm tin của khách hàng về chất lượng máy bay an toàn và tin cậy, đặc biệt là bởi hàng trăm mạng người đứng trước rủi ro mỗi khi một máy bay cất cánh.

Máy bay là những cỗ máy rất phức tạp. Hàng nghìn bộ phận cần phù hợp và ăn khớp với nhau để chúng hoạt động chuẩn xác. Bất kỳ một sai sót nào cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Theo giới phân tích, đây chính là điểm mà tai tiếng của Trung Quốc về các vấn đề an toàn có thể là một trở ngại lớn.

"Có một nhận thức rằng Trung Quốc không có sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ", Shukor Yusof, một chuyên gia phân tích hàng không của Standard & Poor's, đánh giá. "Liệu điều đó có được chứng minh trong trường hợp này hay không, chúng ta chưa biết. Nhưng nếu nói về sản xuất máy bay thì nhận thức là tất cả".

Theo Shivaji Das, một nhà phân tích hàng không của hãng tư vấn Frost & Sullivan, những bê bối về kiểm soát chất lượng trước kia trong những lĩnh vực khác như sữa công thức cho trẻ nhỏ ở Trung Quốc đã góp phần gây ra những quan ngại như vậy.

Nhiều bộ phận chủ chốt của một máy bay, trong đó có động cơ, được các hãng nước ngoài cung cấp. Các nhà cung cấp bao gồm GE, Honeywell Aerospace và Rockwell Collins. Comac cũng đã nhất trí hợp tác kỹ thuật với Bombardier.

Những điều kể trên có thể xoa dịu một số lo ngại về việc kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, rốt cuộc các bộ phận đang được lắp ghép với nhau ở các cơ sở địa phương và kinh nghiệm của Comac trong việc này có thể khiến nhiều khách hàng không yên tâm.

Thực tế rằng Comac hoãn chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay này đã không giúp được gì.

"Không ai muốn trở thành một thực nghiệm viên trên một máy bay mới, đặc biệt là của một nhà sản xuất có rất ít hoặc không có kinh nghiệm trước đó", ông Bitzinger nhận định thêm. "Có rất nhiều thứ có thể trục trặc với một máy bay mới và là một hãng hàng không, bạn cần phải cảm thấy an tâm rằng nhà sản xuất có các nguồn lực và khả năng để giải quyết vấn đề ngay lập tức".

Thậm chí Boeing và Airbus - với hàng chục năm kinh nghiệm - cũng đã đối mặt với nhiều vấn đề với các mẫu mới. Sản phẩm 787 Dreamliner của Boeing có vấn đề về pin trong khi A380 của Airbus có những vết nứt nhỏ xuất hiện trên trục liên kết cánh với máy bay.

Cú huých trong nước

Một điều thuận lợi cho Comac là hãng không nhất thiết phải dựa vào các đơn hàng quốc tế, ít nhất là đến nay.

Trung Quốc là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới và nhiều khả năng sẽ chứng kiến nhu cầu lớn về máy bay thân hẹp trong vòng 2 thập niên tới. Comac đã nhận được 400 đơn hàng mua C919 - chủ yếu từ Trung Quốc - và con số này được cho là còn tăng cao.

"Có thể họ sẽ có một kiểu tiếp cận được bảo hộ nào đó với thị trường nội địa", ông Das của Frost & Sullivan nhận định và nói thêm rằng khởi đầu ở trong nước có thể giúp ích cho Comac.

"Đó là cuộc cạnh tranh sân nhà nên các lo ngại về an toàn và chất lượng nhiều khả năng không phải là một vấn đề. Nếu máy bay hoạt động tốt theo thời gian, không có vấn đề lớn nào xảy ra thì bạn không thể loại trừ họ sẽ có một vai trò lớn trên trường quốc tế".

Theo Thanh Hảo
VietnamNet/ BBC


VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước