Thương mại điện tử Việt Nam B2C năm 2015 dự kiến đạt 4 tỷ USD

Nếu căn cứ vào số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, dự báo doanh số TMĐT B2C (Giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp đến người tiêu dùng) của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt dưới 4 tỷ USD.

So với các nước trong khu vực, Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhiều dự báo cho thấy TMĐT sẽ bùng nổ trong tương lai.
 
Chuyển tiền đơn giản, dễ dàng với BankPlus
 
Thời cơ cho Thương mại điện tử Việt Nam!

Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cho thấy dịch vụ internet ở Việt Nam đang phát triển chóng mặt, một phần lớn là nhờ sự sôi động của thị trường điện thoại và cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức. Tính đến tháng 12/2013, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu thuê bao internet, đạt tỷ lệ thâm nhập là 35,6%; và 121,7 triệu thuê bao di động, trong đó 30% là smartphone.

TMĐT tại Việt Nam là một không gian cực kỳ đông đúc với rất nhiều người tham gia. Mặc dù kinh tế vĩ mô đang bị ảnh hưởng, thế nhưng tăng trưởng ở thị trường di động và internet vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là khi chi phí truy cập internet và cước thuê bao điện thoại đang giảm dần.

Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cũng đưa ra con số thống kê khá khả quan trong Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2013. Năm 2013 chứng kiến sự tiến bộ của các loại hình giao dịch trực tuyến B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Mức độ và hiệu quả sử dụng e-mail của các doanh nghiệp đều có bước tiến so với năm 2012 với 83% doanh nghiệp đã sử dụng e-mail để nhận đơn đặt hàng. Tỷ lệ này của năm 2012 là 70%.

Nếu căn cứ vào những số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, thì dự báo doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt dưới 4 tỷ USD.
 
BankPlus giúp chuyển tiền mọi lúc, thanh toán mọi nơi
BankPlus giúp chuyển tiền mọi lúc, thanh toán mọi nơi

Tại Việt Nam, khoảng 1/3 dân số giờ đây đã sử dụng internet và 60% trong số họ lên mạng tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng. Tốc độ phổ cập internet đạt mức cao nhất Châu Á, với tăng trưởng trung bình là 20%/ năm trong giai đoạn 2000 - 2010. Các con số và sự kiện đáng chú ý này không chỉ là tín hiệu đáng mừng cho nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao mà còn là cơ hội lớn cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử - vốn đang là một trong những mảng kinh doanh mũi nhọn của các ngân hàng hiện nay.

Đại gia nhập cuộc!

Phát triển cùng tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng Internet, hình thức TMĐT Việt Nam cũng đã có những bước tiến sôi động và hiệu quả. Năm 2013, TMĐT Việt Nam sôi động từ những thương vụ đầu tư, sát nhập, thành lập quy mô lớn trong lĩnh vực TMĐT của hàng loạt tập đoàn trong và ngoài nước, các công ty giàu kinh nghiệm.

Năm 2014 được xem là năm bản lề đối với ngành TMĐT ở Việt Nam. Đây cũng chính là năm mà các doanh nghiệp trong nước chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các công ty nước ngoài đã và đang tìm cách xâm nhập thị trường trong nước. Có thể kể đến những cái tên đình đám hiện nay như Rakuten của Nhật, Rocket Internet của Đức…

Mặt khác, các đại gia bán lẻ, các siêu thị điện máy, siêu thị cũng đã chuẩn bị lực lượng, tài nguyên, phương án để mở rộng và đẩy mạnh kênh online, đặt chỉ tiêu bán hàng online chiếm 5-10% tổng doanh số trong năm 2014 và 2015.

Chia sẻ về thị trường TMĐT tại Việt Nam, ông Beselin - Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam đưa ra nhận định: “Năm 2014 sẽ là thời điểm bùng nổ mang tính chiến lược. Trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều “tay chơi” tấn công vào Việt Nam trong lĩnh vực này. Điều này sẽ thúc đẩy ngành TMĐT phát triển với tốc độ nhanh. Song song đó, người tiêu dùng ngày càng tinh tế hơn trong việc chọn lựa nhà cung cấp hàng đầu”.

Ông Trần Trọng Tuyến, GĐ công ty DKT cho rằng: “Nếu xem quá trình phát triển TMĐT là một con dốc vừa cao vừa dài, các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã sắp lên đến đỉnh dốc thì Việt Nam chúng ta mới chỉ mới bắt đầu leo dốc, khoảng cách ấy vào khoảng 5-7 năm. Lo ngại về sản phẩm kém chất lượng, người bán không thực hiện đúng cam kết, trả lại hàng hóa, bảo hành… làm cho quy mô và doanh thu thị trường chưa đạt được đúng tiềm năng”.

Không chỉ các doanh nghiệp đầu tư thương mại đón đầu xu thế mà các đơn vị cung cấp công cụ thanh toán trực tuyến cũng bắt đầu vào cuộc. Năm 2011, Viettel bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này với dịch vụ BankPlus nhằm bắt kịp xu hướng bùng nổ của TMĐT tại Việt Nam.

Nhận thấy rõ tiềm năng về thị trường giao dịch tài chính, thanh toán trực tuyến và TMĐT ở Việt Nam là rất lớn, Tổng công ty Viễn thông Viettel đã đón đầu xu thế bằng quyết định triển khai dịch vụ BankPlus trên tinh thần sáng tạo, tối ưu hóa công nghệ và tối đa hóa việc đa dạng dịch vụ dựa trên nhu cầu thực tế của cuộc sống.
 
BankPlus giúp chuyển tiền mọi lúc, thanh toán mọi nơi
Nhờ BankPlus, mọi người có thể chuyển tiền nhanh, đơn giản, sử dụng mọi lúc mọi nơi lại cực kỳ an toàn, hiệu quả!
 
BankPlus là dịch vụ thanh toán trực tuyến thông minh, được tích hợp ngay trên Sim Viettel giúp khách hàng thực hiện được các giao dịch ngân hàng một cách an toàn, nhanh chóng ngay trên điện thoại di động cá nhân.

Điểm nổi trội của BankPlus là ứng dụng đơn giản, không mất thời gian soạn tin nhắn, không phải ghi nhớ cú pháp và thích hợp với tất cả các loại điện thoại di động. Khách hàng có thể sử dụng BankPlus mọi lúc, mọi nơi có sóng di động Viettel mà không cần phải kết nối Internet hay cài đặt phần mềm BankPlus còn có tính bảo mật cao do các giao thức bảo mật bằng mật khẩu và mã xác thực.Theo đó, người sử dụng có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ, ngay cả trường hợp bị mất điện thoại.

Không chỉ giúp chủ tài khoản quản lý thông tin tài khoản cá nhân chuyển tiền qua số điện thoại/qua thẻ,chuyển tiền chứng minh nhân dân… BankPlus còn hỗ trợ người sử dụng nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua sắm online… rất an toàn , tiết kiệm, hiệu quả.

Chính vì sự tiện dụng trong công nghệ lại đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu của người tiêu dùng, và nhiều đối tượng khách hàng nên BankPlus đã nhanh chóng trở thành một dịch vụ mobile banking được ưa chuộng và nhiều người sử dụng bậc nhất tại Việt Nam. Sau 3 năm đưa vào hoạt động, đến nay BankPlus của Viettel đã có hơn 2 triệu thuê bao và liên kết được với 14 ngân hàng hàng đầu Việt Nam; tạo ra doanh số chuyển tiền lên đến hơn 1.000 tỷ/tháng và doanh số thanh toán cước lên đến hơn 100 tỷ/tháng.

Có thể nói, sự đầu tư của các doanh nghiệp cộng với hỗ trợ đắc lực của công cụ thanh toán trực tuyến như BankPlus của Viettel sẽ giúp cho TMĐT của Việt Nam thực sự bùng nổ trong thời gian tới.
 
H.Hạnh
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước