1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thủ tướng bác đề xuất "cơ chế hỗ trợ" của VNPT và Vinachem

(Dân trí) - Nhấn mạnh vai trò và sự điều tiết của cơ chế thị trường, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bác đề xuất xin cơ chế riêng về tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước của hai tập đoàn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi sơ kết
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi sơ kết
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Nga trả đũa EU bằng lệnh cấm nhập khẩu

* Cho thuê trâu, dân miền Tây kiếm bạc triệu mỗi ngày

* Vì sao BĐS của các đại gia Vingroup, Nam Cường đắt khách?
* 9 con cá ngừ đầu tiên "bay" từ Việt Nam sang Nhật Bản

Trước đề xuất xin cơ chế đặc thù, ưu đãi để giảm bớt khó khăn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Công nghiệp Hóa chất (Vinachem) tại cuộc họp Sơ kết hoạt động tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 7 tháng đầu năm ngày 6/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Không có cơ chế nào bằng cơ chế thị trường và các DN phải tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường, tự thân vận động”.

Theo báo cáo bước đầu kết quả thực hiện chủ chương tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN từ đầu năm đến nay đã có nhiều tiến bộ và điểm sáng đang chú ý. Đến ngày 31/07/2014 đã sắp xếp được 76 DNNN, trong đó cổ phần hóa 55 DN, giải thể 2 DN, bán 1 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 3 DN. 7 tháng đầu năm, hoạt động thoái vốn đã đạt 2975 tỷ đồng. Các bộ như Giao thông Vận tải, Tập đoàn Dệt may và Vinalines là những đơn vị đi tiên phong trong tái cơ cấu các lĩnh vực ngành, thoái vốn khỏi ngoài ngành nhanh nhất.

 

Qua, kết quả bước đầu mục tiêu cổ phần hóa 432 DNNN còn lại từ nay đến hết năm 2015 là có thể thực hiện được.

 

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, còn một số bộ ngành đang để xảy ra tình trạng chậm tái cơ cấu như: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, tỉnh Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Tây Ninh, Tập đoàn Hóa chất. Thậm chí có 84 doanh nghiệp NN chưa có bất cứ động thái nào, chưa thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở các DN này cần chủ động kịp thời, không để chậm trễ bởi các quy định và thủ tục cải cách đã đang và tiếp tục được hoàn thiện nhanh chóng.

 

Trong buổi làm việc, nhiều lãnh đạo bộ và địa phương đã nêu vướng mắc cho tái cơ cấu như: xác định giá trị DN công ích như cấp thoát nước, nghĩa trang, một số DN sắp phá sản nhưng lãnh đạo DN chần chừ muốn kéo dài gây khó khăn cho việc phát hành cổ phần dưới mệnh giá, khó khăn trong giải quyết lao động dôi dư.

 

Việc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp Hóa chất đề xuất cơ chế hỗ trợ để nâng cao hoạt động khó khăn trước mắt, Thủ tướng khẳng định: “Không có cơ chế nào bằng cơ chế thị trường và các dn phải tuân thủ theo sự điều tiết của thị trường, tự thân vận động”.

 

Thủ tướng nhấn mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa, trong đó đặt trong tâm sắp xếp đội ngũ lãnh đạo chủ chốt lên hàng đầu và cho biết “thời hạn ba tháng” cho những chuyển biến: “Phải cải cách ngay, không chờ đến lúc tái cơ cấu mới làm. Cải cách từ cung cách quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, đầu tư và lao động. Quan trọng nhất là phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt. Ba tháng làm không tốt nhắc nhở, ba tháng sau tự nguyện từ chức đi làm việc khác”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở.
 

Coi tái cơ cấu là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp để thực hiện bằng được các mục tiêu đề ra. “Đây là nhiệm vụ chính trị phải quyết tâm và bày phương án làm. 81 DN chưa thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu, phải tìm hiểu nguyên nhân và bắt buộc thành lập ngay”, Thủ tướng nói.

  

Tại buổi sơ kết, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chuyên môn báo cáo 3 tháng 1 lần về tiến độ tái cơ cấu của các DNNN để thúc đẩy tiến độ và chống thất thoát tài sản Nhà nước.


Nguyễn Tuyền
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm