1. Dòng sự kiện:
  2. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Kết quả kinh doanh

Tháng 10, trình Quốc hội về ngân sách giữ lại cho TPHCM

An Linh

(Dân trí) - Theo chia sẻ của đại diện Bộ Tài chính với báo giới, tháng 10 tới, Chính phủ sẽ trình phương án tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại cho TPHCM lên Quốc hội.

Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết, Chính phủ đang giao cho Bộ tài chính các phương án, tính toán cụ thể dữ liệu và để làm tờ trình cho Chính phủ báo cáo Quốc hội.

Được biết, phương án tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại cho TPHCM nếu được thông qua sẽ áp dụng vào năm 2022.

Tháng 10, trình Quốc hội về ngân sách giữ lại cho TPHCM - 1

Theo đại diện Bộ Tài chính, trong 10 tới, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại cho TPHCM (Ảnh minh họa)

Ngày 13/5 tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo TPHCM, lãnh đạo TPHCM đã đề xuất Chính phủ cho tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại của TPHCM từ 18% hiện nay lên 23% nhằm tăng cường ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách trong đó có xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thủ tướng ủng hộ đề xuất này và cho biết ủng hộ tối đa để vừa khuyến khích vừa là trách nhiệm của TPHCM trong phát triển thời gian tới.

Giai đoạn 2017 - 2021, tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TPHCM được Quốc hội quyết định là 18% số thu ngân sách. Đề xuất hiện nay là tăng lên 23% trong giai đoạn 2022 - 2015 và lên 26% vào giai đoạn 2026 và 2030.

Hiện hạ tầng của TPHCM thiếu vốn rất lớn, cơ sở hạ tầng của địa phương này đang bị quá tải, không còn tương xứng với vai trò là đầu tàu kinh tế cả nước.

Hiện TPHCM giống như Hà Nội, đang hoàn thiện các tuyến đường vành đai 2, 3 và chuẩn bị phương án đầu tư các tuyến của đường vành đai 4, cùng hàng loạt các dự án giao thông quan trọng như Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; xây dựng thành phố trong lòng thành phố là Thủ Đức...

TPHCM có cảng biển quan trọng bậc nhất cả nước, nơi có hoạt động xuất nhập khẩu, logistics lớn nhất cả nước nên có số thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu lớn nhất cả nước.

TPHCM cũng là trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, công nghệ cao và là cửa ngõ của nhiều tỉnh công nghiệp lớn cả nước như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước...

Hiện tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại của Hà Nội là 35%, trong khi TPHCM là 18%. Năm 2020, thu ngân sách của Thủ đô ước đạt hơn 280.000 tỷ đồng, trong khi TPHCM thu ngân sách ước đạt 370.000 tỷ đồng, giảm hơn 30.000 tỷ đồng so với năm 2019.