Tập đoàn Nhật chi hàng nghìn tỷ thâu tóm Giấy Sài Gòn: Bộ Công Thương nói đúng luật

(Dân trí) - Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng khẳng định việc tập trung kinh tế giữa Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz Nhật Bản theo hình thức chuyển nhượng cổ phần không thuộc trường hợp bị cấm.

Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khẳng định thương vụ Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) thâu tóm Giấy Sài Gòn không có vi phạm.
Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khẳng định thương vụ Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) thâu tóm Giấy Sài Gòn không có vi phạm.

Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa trả lời Hồ sơ tham vấn tập trung kinh tế của Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz.

Trước đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã nhận được Hồ sơ tham vấn việc tập trung kinh tế (TTKT) của Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz Nhật Bản theo hình thức chuyển nhượng cổ phần.

Theo thỏa thuận của các bên, Công ty CP Giấy Sài Gòn (“SGP”) chuyển nhượng 95,24% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là Tập đoàn Sojitz Corporation. Sau giao dịch, Tập đoàn Sojitz sẽ nắm quyền kiểm soát và chi phối hoạt động của Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn.

Sau khi tiến hành xem xét Hồ sơ tham vấn việc tập trung kinh tế và ý kiến của Cục Công nghiệp, Hiệp hội giấy và bột giấy, Cục đã hoàn thành báo cáo đánh giá Hồ sơ tham vấn tập trung kinh tế và có văn bản trả lời doanh nghiệp với một số nội dung chính.

Theo đó, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng khẳng định việc tập trung kinh tế giữa Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz Nhật Bản theo hình thức chuyển nhượng cổ phần không thuộc trường hợp bị cấm theo Điều 18 và không thuộc trường hợp phải thông báo theo Khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 do thị phần kết hợp của các bên tham gia tập trung kinh tế trong năm 2016 và 2017 đều dưới 30%.

Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz Nhật Bản được tiến hành làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 24 Luật Cạnh tranh Việt Nam và theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Trước đó, Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản vừa công bố đã chính thức mua lại Công ty CP Giấy Sài Gòn (Saigon Paper) nhằm khai thác nhu cầu ngày càng gia tăng về giấy bìa cứng và khăn giấy ở khu vực Đông Nam Á. Sojitz hiện nắm giữ 93,8 triệu cổ phần của Giấy Sài Gòn, tương ứng với 95,2% vốn điều lệ.

Theo đó, với việc mua lại 90% cổ phần của Saigon Paper với mức giá 91,2 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng, tập đoàn Sojitz của Nhật Bản đã làm chủ công ty giấy lớn nhất của Việt Nam.

Nguyễn Mạnh

Tập đoàn Nhật chi hàng nghìn tỷ thâu tóm Giấy Sài Gòn: Bộ Công Thương nói đúng luật - 2

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm