Tăng sức đề kháng của Việt Nam trước biến động thương mại toàn cầu

(Dân trí) - Việt Nam dường như đã hình thành khả năng miễn dịch nhất định đối với những bất ổn thương mại toàn cầu. Theo một dự báo mới đây của World Bank, GDP Việt Nam sẽ tăng 6.6% trong năm 2019 – một trong những mức tăng trưởng hàng đầu khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để hướng tới một hệ thống hậu cần mạnh mẽ hơn, nhờ đó tăng sức đề kháng.

Tiềm năng lớn cho Việt Nam

Các DNNVV, vốn là huyết mạch của bất kỳ nền kinh tế nào, đang có xu hướng vươn ra toàn cầu. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đang trở nên cực kỳ quan trọng đối với các DNVVN, vốn có nguồn lực hạn chế. Để đơn giản công tác hậu cần, các DNVVN có thể làm việc với một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần toàn cầu, như C.H. Robinson, để đáp ứng tất cả các nhu cầu vận chuyển của họ, từ vận tải hàng hải, hàng không, khai thuê hải quan, cho tới các giải pháp công nghệ. Trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay, chuyển đối số không chỉ là một lựa chọn, mà là điều cần thiết cho mọi công ty.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triền kinh tế số. Dựa trên báo cáo của Google và Temasek Holdings, nền kinh tế số Việt Nam có thể vượt 33 tỷ đô la vào năm 2025. Với 90 triệu người, tầng lớp trung lưu đang gia tăng và tỷ lệ sử dụng Internet ở mức cao, Việt Nam sẵn sàng trở thành mỏ vàng kế tiếp cho thương mại điện tử.

Việt Nam cũng hưởng lợi nhờ là thành viên của ASEAN. Nhận thức được nhu cầu phát triển kinh tế, Hội nghị cấp cao ASEAN 2018 đã đặt mục tiêu tăng cường tiếp cận thị trường, tích hợp các ngành dịch vụ trong khu vực và xây dựng môi trường đầu tư cởi mở. Điều này đã biến ASEAN thành một lựa chọn hoàn hảo đối với các doanh nghiệp sản xuất. Việt Nam, với nguồn lao động dồi dào và vị trí địa lý thuận lợi, nổi lên như một lựa chọn sáng giá. Một cuộc khảo sát từ Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho thấy có tới 34% các công ty Mỹ được khảo sát muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, so với 26% ở Thái Lan và 22% ở Malaysia, và rất nhiều doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện ý định này.

Dù có nhiều thuận lợi, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với hai trở ngại lớn. Thứ nhất, cho dù công nghệ và khối lượng đơn hàng tiến triển nhanh như thế nào, cơ sở hạ tầng vẫn sẽ là rào cản. Thứ hai, chúng ta không thể lường trước những yếu tố quốc tế. Do vậy, việc củng cố cơ sở hạ tầng và các mối quan hệ kinh doanh sẽ là 2 yếu tố then chốt trong việc biến Việt Nam thành trung tâm hậu cần khu vực.

Tăng sức đề kháng của Việt Nam trước biến động thương mại toàn cầu - 1

Ông John Chen, phó chủ tịch Dịch vụ giao nhận toàn cầu khu vực châu Á, CH Robinson

Các bước tiếp theo để phát triển Việt Nam

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng, giúp các hoạt động hậu cần diễn ra một cách trơn tru thuận lợi. Với bờ biển dài, gần các trung tâm hàng hải lớn trong khu vực, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những cường quốc hậu cần tại Châu Á. Tuy nhiên, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như trang thiết bị lạc hậu hoặc khó khăn trong việc huy động vốn. Điều này đã ảnh hướng đáng kể tới khả năng cạnh tranh và phát triển của ngành dịch vụ hậu cần Việt Nam.

Tuy nhiên, công nghệ sẽ mang đến những cơ hội mới. Ví dụ, các nhà quản lý chuỗi cung ứng đã sử dụng một số nền tảng công nghệ mới như giải pháp Navisphere của C.H. Robinson, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin và theo dõi đơn hàng vận chuyển trên thời gian thực. Nhờ đó, họ có thể điều phối công việc và đưa ra những điều chỉnh cần thiết, giúp loại bỏ một số vấn đề về cơ sở hạ tầng có thể làm gián đoạn các tuyến giao thương.

Yếu tố thứ hai trong việc tăng sức đề kháng của kinh tế Việt Nam là xây dựng các mối quan hệ hậu cần. Liên kết thương mại có thể bị phá vỡ, nhưng nếu có mối quan hệ tốt đối với cấc mạng lưới hậu cần chủ chốt, các doanh nghiệp vẫn sẽ có thể tự tin vượt qua những thách thức này.

Tất nhiên, những mối quan hệ này cần rất nhiều thời gian và không phải lúc nào cũng dễ duy trì. Trong khi doanh nghiệp thường tập trung phát triển thị trường và các mối quan hệ giao thương, các mối quan hệ hậu cần phức tạp dường như nằm ngoài sở trường của họ. Mặt khác, C.H. Robinson và các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần khác có nhiều kinh nghiệm và quan hệ về mảng hậu cần để lựa chọn các đối tác có năng lực tốt nhất và đàm phán được mức giá tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần là đối tác cần thiết - giúp DNVVN đánh giá rủi ro, tìm kiếm cơ hội và hướng dẫn họ vượt qua những thay đổi. Những mạng lưới quan hệ chặt chẽ này sẽ giúp hình thành một hệ sinh thái mạnh mẽ, có khả năng miễn dịch với những bất ổn trên thị trường.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm