1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Sân bay Phan Thiết: Đòn bẩy kinh tế, du lịch Bình Thuận

Vừa qua, sau khi giám sát thực địa sân bay Phan Thiết, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu khẩn trương giải quyết những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án. Như vậy, không xa nữa, các hành khách từ mọi miền đất nước có thể đến Phan Thiết chỉ từ 30 phút đến 2 giờ bay, thay vì phải mất nhiều giờ di chuyển bằng đường bộ như trước.

Phối cảnh sân bay Phan Thiết
Phối cảnh sân bay Phan Thiết

Đòn bẩy phát triển kinh tế, du lịch

Sân bay Phan Thiết là dự án xây dựng sân bay theo hình thức BOT đầu tiên trong cả nước với kinh phí lên đến 5.600 tỷ đồng. Dự án được triển khai gồm 2 giai đoạn trên tổng diện tích xây dựng 543 ha.

Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020 sẽ được triển khai trên diện tích 360 ha với 1 đường cất - hạ cánh tiêu chuẩn, có thể tiếp nhận các máy bay A320, A321 và tương đương; 1 đường bay cất - hạ cánh đặc thù khác; một ga hành khách khoảng 5.000 m2. Công suất mỗi năm 500.000 lượt khách và 10.000 tấn hàng hóa.

Giai đoạn 2 (định hướng đến năm 2030) ước tính đạt 1 triệu lượt khách và khoảng 50.000 tấn hàng hóa/năm. Dự kiến sau 3 năm xây dựng, sân bay Phan Thiết sẽ đi vào hoạt động.

Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Thuận kiểm tra thực địa sân bay Phan Thiết
Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Thuận kiểm tra thực địa sân bay Phan Thiết

Tiến trình hội nhập đang cận kề mở ra cơ hội và thách thức không nhỏ cho các địa phương. Trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông hoàn thiện là yếu tố tiên quyết thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, với thế mạnh về biển, Bình Thuận đang hướng mạnh tìm kiếm nhà đầu tư khai thác tiềm năng du lịch biển – đảo và một số lĩnh vực như dầu khí, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, vận tải biển…

Để tạo sức bật trong phát triển kinh tế - xã hội tại Bình Thuận, đồng thời xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối liên thông với các vùng, miền và cả nước thì nhu cầu có 1 sân bay dân dụng trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết.

Việc khởi công sân bay Phan Thiết sẽ góp phần phát triển du lịch thương mại tại địa phương, tăng hiệu quả đầu tư, kết nối trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.

Nhận thấy tiềm năng kinh tế của Phan Thiết sau khi sân bay hoàn thành, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, nhiều dự án đô thị phố biển có quy mô hàng trăm hecta đã khởi công xây dựng và đang mở bán với đầy đủ phân khu chức năng như nghỉ dưỡng, thương mại, cao ốc, biệt thự, nhà phố… Trong đó, dự án nhà phố biển Queen Pearl do hệ thống Danh Khôi phát triển đang trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khi nằm ngay cửa ngõ “Thủ đô Resort Việt Nam” và cạnh sân bay Phan Thiết.

Chiến lược phát triển bền vững

Dù phát triển sau những địa điểm du lịch nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng… song Phan Thiết là nơi duy nhất được biết đến với tên gọi “Thủ đô Resort Việt Nam”. Bình Thuận cũng là một trong số ít địa danh được hãng hàng không Hải Âu triển khai đường bay thủy phi cơ.

Cũng cần phải điểm lại rằng, trong suốt những năm qua, giao thông Bình Thuận chưa được đầu tư đúng mức. Ngoài những con đường nội tỉnh rộng rãi thì giao thông liên tỉnh còn nghèo nàn. Đã có không ít du khách và nhà đầu tư than phiền về câu chuyện hạ tầng tại đây nhưng nền du lịch vẫn phát triển đều đặn qua từng thời kỳ. Điều này là minh chứng cho sức bật và tiềm năng phát triển rất lớn của du lịch Bình Thuận.

Năm 2015, doanh thu từ khách du lịch nội địa Bình Thuận tăng gấp 5 lần so với 2014 nhờ vào tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đi vào hoạt động. Như vậy, bài toán đặt ra là, chỉ cần “nút thắt” giao thông được “mở”, du lịch Bình Thuận sẽ “cất cánh” hơn nữa kéo theo sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.

Khách du lịch và doanh thu du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010- 2015 ( Nguồn: Sở VH _ TT _ DL Tỉnh Bình Thuận)
Khách du lịch và doanh thu du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010- 2015 ( Nguồn: Sở VH _ TT _ DL Tỉnh Bình Thuận)

Để đánh thức tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển du lịch, trong hơn 10 năm trở lại đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã hết sức chú ý đến giao thông cả về đường thủy, đường bộ, đường không.

Cụ thể sau tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bình Thuận tiếp tục thực hiện đề án khởi công tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Nha Trang – Phan Thiết vào năm 2017. Tuy nhiên, phương hướng của việc phát triển cao tốc chủ yếu để thu hút lượng du khách từ phía Nam và các tỉnh lân cận.

Mặc dù chịu “thiệt” so với các tỉnh có sân bay như Phú Quốc, Nha Trang hay Đà Nẵng song Bình Thuận vẫn thu hút lượng lớn khách nước ngoài đổ về nhờ thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao biển như lướt ván buồm, đua thuyền, dù lượn, mô tô nước... Do đó, sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, lượng khách đổ về từ phía Bắc và Quốc tế sẽ tăng đột biến là kịch bản chắc chắn sẽ diễn ra.

Cao tốc hút khách phía Nam, sân bay hút khách phía Bắc và Quốc tế, chiến lược hoàn hảo này đang từng bước được hiện thực hóa, đưa Phan Thiết trở thành trung tâm du lịch “nóng” nhất Việt Nam trong tương lai gần.

PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm