1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

PTT Nguyễn Xuân Phúc: ”Lãnh đạo địa phương để dân đói sẽ bị xử lý nghiêm túc”

(Dân trí) - "Trong xóa đói giảm nghèo, các cấp chính quyền không được để dân thiếu đói. Các tỉnh khó khăn về lương thực báo cáo với Trung ương, Chính phủ để tập trung giải quyết kịp thời. Nếu lãnh đạo địa phương nào để dân đói sẽ bị xử lý nghiêm túc”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đánh giá tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban chỉ đạo Tây Bắc, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc cho biết:

Trong 6 tháng qua có nhiều khó khăn, thách thức nhất là thời tiết, nhưng 14 tỉnh vùng Tây Bắc ổn định, có nhiều mặt phát triển tốt, nhất là xóa đói giảm nghèo, an ninh, an toàn xã hội; đặc biệt xuất hiện nhiều tỉnh làm ăn giỏi, nhiều mô hình tốt về phát triển kinh tế.

PTT Nguyễn Xuân Phúc: ”Lãnh đạo địa phương để dân đói sẽ bị xử lý nghiêm túc”
Vốn của Trung ương trong thời gian qua điều lên Tây Bắc với tỷ trọng khá lớn, trong khi vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm khoảng 70%.

Về xóa đói giảm nghèo, Phó Thủ tướng nhận xét: ”Chúng ta có rất nhiều cố gắng nhưng tỷ lệ đói nghèo trong toàn vùng còn cao nên các đồng chí phải có cách làm tập trung hơn, nhất là nhân rộng các mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ... Trong xóa đói giảm nghèo, các cấp chính quyền không được để dân thiếu đói. Các tỉnh khó khăn về lương thực báo cáo với Trung ương, Chính phủ để tập trung giải quyết kịp thời. Nếu lãnh đạo địa phương nào để dân đói sẽ bị xử lý nghiêm túc”.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Tây Bắc, cùng với kế hoạch trung hạn, đầu tư phát triển rất lớn đó là vấn đề tín dụng, chính sách xã hội, đầu tư giao thông, Chúng tôi đề nghị mức tín dụng ưu đãi cho các tỉnh cao hơn. Cần xúc tiến đầu tư tốt hơn, tìm dự án tốt hơn... để phát triển.

Thông tin tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay, vốn của Trung ương trong thời gian qua điều lên Tây Bắc với tỷ trọng khá lớn, trong khi vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm khoảng 70%. Đây là con số có sự tiến bộ hơn so với năm trước, một số dự án lớn dùng đến vốn của Trung ương.

”Vừa qua, tỷ trọng huy động vốn có tăng lên, khoảng 8%, cao hơn cả nước, tuy nhiên doanh số lại chưa lớn. Nhưng tỷ trọng cho vay lại thấp hơn cả nước. Cái này phản ánh thực trạng là một số dự án lớn hiệu quả chưa nhiều. Một số dự án được ký kết tại các diễn đàn xúc tiến đầu tư vừa qua có dự án được triển khai, cũng có dự án vẫn chưa triển khai được do một số thủ tục, nên việc giải ngân cũng chưa được thực hiện. Đây cũng là vấn đề chúng ta cần cùng nhau xử lý tích cực trong những tháng cuối năm”, Phó Thống đốc Tú nói.

Một trong những cơ chế tháo gỡ rất quan trọng mà sắp tới đây ngành ngân hàng cùng các bộ ngành triển khai, theo ông Tú thông tin, là việc thực hiện cơ chế chính sách đối với người nông dân trong lĩnh vực cho vay là được tăng thêm gấp đôi số tiền vay không cần bảo lãnh, không cần thế chấp. Ví dụ trước đây, mỗi hộ gia đình được vay 50 triệu thì sắp tới được vay lên đến 100 triệu đồng hoặc các điều kiện vay vốn của các hộ nông dân, hộ sản xuất nhất là đồng bào vùng khó khăn, đồng bào thiểu số.

Về lãi suất, trong những tháng đầu năm, các NHTM cho vay các món vay hộ nông dân đã giảm, kể cả cho vay trung, dài hạn. Trong Hội nghị sơ kết toàn ngành cũng đưa ra quyết tâm tiếp tục khi chúng ta đã kiểm soát được lạm phát ở mức ổn định theo kỳ vọng thì lãi suất trong thời gian tới sẽ giảm tiếp khoảng 1% cho tất cả các khoản vay ngắn hạn, trung, dài hạn.

Đến hết tháng 5/2015, tổng số tiền các ngân hàng cam kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại khu vực Tây Bắc đạt khoảng 27.900 tỷ đồng, trong đó cam kết cho vay mới đối với hơn 2.000 khách hàng doanh nghiệp số tiền khoảng 23.373 tỷ. Các hình thức hỗ trợ khác như cơ cấu nợ, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ… đạt dư nợ khoảng 4.527 tỷ đồng cho hơn 700 doanh nghiệp và khoảng 1.000 đối tượng khách hàng khác.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Bắc lần 1 năm 2013 tổ chức tại Tuyên Quang và lần 2 vào tháng 3/2015 tại Sơn La, các ngân hàng thương mại đã ký kết 26 hợp đồng tín dụng cam kết tài trợ số vốn vay lên đến 23.652 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6/2015, các ngân hàng đã bước đầu giải ngân cho vay được một số dự án với số tiền hơn 5.800 tỷ đồng. Một số dự án đã hoàn thành và đưa vào sản xuất kinh doanh, đang phát huy hiệu quả và đã bắt đầu trả nợ ngân hàng như dự án Sản xuất Axit phốtphoric trích ly tại tỉnh Lào Cai, dự án Thủy Điện Tà Cọ tại Sơn La.

Đại diện NHNN cho hay, thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực thế mạnh của khu vực Tây Bắc, trong đó tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thủy điện, khai khoáng, du lịch nhằm tạo ra sự lan tỏa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực.

Ngoài ra, NHNN cũng sẽ cùng với các ngành, các cấp đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông tạo sự gắn kết giữa khu vực Tây Bắc và các khu vực khác; Chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh cho vay và cung ứng dịch vụ ngân hàng đến các khu vực cửa khẩu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại các vùng kinh tế cửa khẩu…

Nguyễn Hiền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”