1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Phồng dẹt túi tiền, đại gia nóng ruột ngóng tin trời Tây

Những biến động về tỷ giá đồng USD, Euro, đồng Yen Nhật, đồng Won Hàn Quốc so với VND gần đây giúp lợi nhuận doanh nghiệp tăng đột biến nhưng cũng có lúc dìm họ xuống bùn sâu.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Các đồng tiền chủ chốt trên thế giới vẫn đang biến động mạnh và được dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới kết quả kinh doanh quý IV cũng như cả năm 2014 của nhiều doanh nghiệp quy mô khủng, vay nợ nước ngoài nhiều trên TTCK Việt Nam.

Lên hương nhờ tỷ giá

Cuối tháng 10, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) công bố báo cáo tài chính quý III/2014 với lợi nhuận tăng 340 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, chủ yếu do đồng Yen Nhật mất giá.

Trước đó, trong quý III, PPC lỗ gộp 120 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính nhưng lãi phát sinh từ chênh lệch tỷ giá bất ngờ lên tới trên 410 tỷ đồng.

PPC có khoản vay khổng lồ hơn 25 tỷ Yen. Tuy nhiên, giá trị của nó đã giảm chỉ còn khoảng 4,8 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 9/2014, thay vì 5,3 nghìn tỷ vào cuối tháng 6/2014.

Biến động tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của nhiều DN
Biến động tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của nhiều DN

Tình trạng "lên hương" nhờ một số đồng tiền chủ chốt trên thế giới như Yen, Euro mất giá khá phổ biến trong quý vừa qua. Hàng loạt doanh nghiệp có các khoản nợ bằng đồng Euro cũng ghi nhận lợi nhuận phát sinh từ chênh lệch tỷ giá.

Trong quý III/2014, Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã lãi ròng gần 80 tỷ đồng nhờ hạch toán khoản nợ 76 triệu USD giảm do đồng Euro đi xuống trong kỳ. Riêng khoản lợi nhuận "từ trên trời rơi xuống này" đã lên tới 170 tỷ đồng trong kỳ. Cùng quý này năm ngoái, HT1 lỗ 33 tỷ đồng.

Xi măng Bỉm Sơn (BCC) cũng vay nợ dài hạn 56 triệu Euro cũng thoát lỗ nhờ hạch toán "chênh lệch tỷ giá". Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) cũng ghi nhận 300 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá trong 9 tháng cho dù đại gia này vay cả Euro và USD. Đồng Euro mất giá ở mức mạnh hơn so với USD đã giúp NT2 có thể hạch toán phần chênh dương vào lợi nhuận trong kỳ.

Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) lại có khoản vay 34 tỷ Won và vài chục triệu USD. Sự giảm giá của đồng Won so với VND đã giúp doanh nghiệp này có thêm gần 30 tỷ đồng tiền chênh lệch tỷ giá đóng góp với lợi nhuận trong quý III.

Khá nhiều doanh nghiệp khác cũng đang vay nợ bằng ngoại tệ và được hưởng lợi hoặc thiệt hại từ tỷ giá, tùy theo từng loại ngoại tệ thời gian gần đây như: Tổng CTCP Vận tải dầu khí (PVT), Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG), Đạm Cà Mau...

Ngóng tỷ giá trời Tây

Thực tế cho thấy, khá nhiều nhà đầu tư quan tâm tới diễn biến các loại ngoại tệ để đánh giá hoạt động trong từng kỳ của một số doanh nghiệp. Trước sự biến động mạnh của tỷ giá nhiều cặp ngoại tệ, doanh nghiệp có thể từ lỗ thành lãi và ngược lại, ảnh hưởng mạnh tới các chỉ số trong báo cáo kinh doanh chung của họ.

Trong trường hợp PPC trong khoảng 5 năm, 2007-2011, doanh nghiệp này lỗ chênh lệch tỷ giá tới gần 4.000 tỷ đồng. Năm 2012 và 2013, gió đổi chiều, đồng Yen mất giá. và PPC lại lãi hàng trăm tỷ đồng. 2014 cũng có thể sẽ là một năm PPC bội thu nhờ "tỷ giá".

TTCK Mỹ phiên 27/11 tiếp tục thăng hoa, sau khi đã tăng 5 tuần liên tiếp trước đó.

TTCK Mỹ phiên 27/11 tiếp tục thăng hoa, sau khi đã tăng 5 tuần liên tiếp trước đó.

Theo quy định, khoản lãi từ tỷ giá không được chia cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, lãi - lỗ là bộ mặt cho doanh nghiệp khi giao dịch cổ phiếu trên sàn. Và trên thực tế, nếu đồng Yen đứng ở mức thấp trong thời gian dài thì áp lực trả nợ và lãi của PPC sẽ nhẹ đi rất nhiều.

Với Nhiệt điện Bà Rịa (BTP), khoản vay 34 tỷ Won gần đây mang lại vị ngọt nhưng trước đó cũng có thời kỳ khiến doanh nghiệp chao đảo. BTP phải ghi lỗ tỷ giá lên tới hơn 100 tỷ đồng năm 2011 và khoảng 140 tỷ đồng trong năm 2010.

HT1, NT2, PVT, Đạm Cà Mau... đang vay bằng đồng Euro và USD sẽ phụ thuộc khá nhiều vào biến động tỷ giá giữa các ngoại tệ này với đồng VND.

Dự báo gần đây cho thấy, nhiều khả năng đồng Euro và Yen còn giảm tiếp do nền kinh tế các khu vực này ì ạch, trong khi đồng USD có thể tiếp tục mạnh lên nhờ nền kinh tế Mỹ hồi phục ấn tượng. Đây là những xu hướng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đang có các khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ.

Với các doanh nghiệp niêm yết có khoản vay này, việc hạch toán chênh lệch tỷ giá vào lợi nhuận chỉ là tạm thời. Nhiều doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực như điện, xi măng, phân đạm... cần nguồn vốn đầu tư rất lớn. Việc đi vay là khó tránh khỏi. Hơn thế, vốn vay nước ngoài thường sẵn và rẻ hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tỷ giá dễ biến động, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp. Nỗ lực dồn tiền trả nợ nước ngoài như trường hợp Đạm Cà Mau gần đây là một tín hiệu đáng mừng.

 

Dự báo Euro và Yen giảm, USD tăng

Ngày 25/11, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch đầu tư trị giá 300 tỷ euro (khoảng 370 tỷ USD) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Đây là kế hoạch nhắm tới mục đích giúp khối thoát khỏi tình trạng thất nghiệp cao và nguy cơ giảm phát.

Trước đó, hồi tháng 9, ECB cũng đã công kế hoạch mua vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản và trái phiếu có đảm bảo, qua đó bơm cả nghìn tỷ Euro vào nền kinh tế khu vực. Đồng thời, ECB hạ lãi suất cơ bản đồng Euro về mức thấp kỷ lục 0,05-0,15%. Đây chính là nguyên nhân khiến Euro giảm khá mạnh và có thể còn giảm tiếp trong thời gian tới.

Đồng Yen Nhật thậm chí còn được dự báo tiếp tục mất giá trong năm 2015 so với đồng USD do hai chính sách trái ngược của Nhật và Mỹ.

Với USD, theo nhiều dự báo, đồng tiền này có thể còn tăng tiếp. TTCK Mỹ phiên 27/11 tiếp tục thăng hoa, sau khi đã tăng 5 tuần liên tiếp trước đó, với niềm tin rằng nền kinh tế có đủ sức mạnh để đối phó với đà suy giảm. Mỹ tăng trưởng 3,9% trong quý III, cao hơn so với dự báo 3,4% trước đó.

Trong nước, tỷ giá USD/VND rục rịch tăng sau một vài phiên giảm trước tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá của NHNN. Giao dịch của các ngân hàng phổ biến biến ở mức 21.360-21.400 đồng/USD (mua vào - bán ra). Nhu cầu ngoại tệ vào cuối năm tăng cao như thường thấy do nhu cầu nhập khẩu và tất toán các hợp đồng. Tuy nhiên, mức dự trữ ngoại hối lớn cùng với thặng dư ngoại tệ nhờ các nguồn như kiều hối, FDI... có thể giảm sức căng trên thị trường.

 
Theo Huấn Tú
VEF
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm