1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Phản đối áp thuế chống bán phá giá giày da Việt Nam

(Dân trí) - Không chỉ doanh nghiệp và người lao động trong ngành da giày Việt Nam mà đa số các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đã phản đối đề xuất gia hạn áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng đối với giày da Việt Nam của Ủy ban Châu Âu (EC).

Phản đối áp thuế chống bán phá giá giày da Việt Nam - 1
Đa số thành viên EU phản đối áp thuế chống bán giá giày da VN (ảnh minh hoạ).
 
Sau 2 đợt áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam (kéo dài tháng 10/2006 đến tháng 10/2009), ngày 12/10/2009, EC ra báo cáo điều tra cuối kỳ kết luận giày mũ da Việt Nam tiếp tục bán phá gây thiệt cho các nhà sản xuất châu Âu, đồng thời kiến nghị tiếp tục áp thuế thêm 15 tháng (bắt đầu từ 1/1/2010).
 
Mặc dù kiến nghị này đã bị Ủy ban tư vấn chống bán phá giá của EU bỏ phiếu phản đối, song ngày 30/11/2009, EC đã chính thức đề xuất kéo dài áp thuế.
 
Theo thống kê của các cơ quan Việt Nam, việc EC áp thuế trong hơn 3 năm qua, cùng với việc loại bỏ ngành giày dép khỏi diện được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 - 2011, đã gây nhiều thiệt hại cho ngành giày da của Việt Nam và đời sống của hơn 650.000 lao động trong ngành này, trong đó đa số là nữ.
 
Đồng thời, việc EC áp thuế đi ngược lại chính sách chung mà EU vẫn tuyên bố là thúc đẩy dự do hoá thương mại, chống sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ và làm giảm hiệu quả của các chương trình trợ giúp xoá đói giảm nghèo mà EC và các nước thành viên EU đã dành cho Việt Nam.
 
Thực tế cũng chứng minh, việc áp dụng mức thuế này không phục vụ cho lợi ích chung cho cộng đồng Châu Âu, đặc biệt là lợi ích của người tiêu dùng châu Âu...
 
Dự kiến, ngày 17/12 và 22/12/2009, các Đại sứ và Bộ trưởng 27 nước thành viên EU sẽ họp và bỏ phiếu đề ra quyết định cuối cùng về đề xuất này.
 
Lan Hương