1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ồn ào lãi khủng, ồ ạt tuyển người: Ngân hàng vào cầu

Đầu năm 2015, hàng loạt ngân hàng báo lãi lớn trong năm 2014 và lên kế hoạch tuyển nhân sự rầm rộ. Tín hiệu này cho thấy dường như ngân hàng đang vào cầu kinh doanh mới.

Ồn ào báo lãi khủng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Trong ngày đầu năm Ất Mùi, Techcombank bất ngờ báo lợi nhuận 2014 tăng hơn 60%, đạt 1.417 tỷ đồng và vượt gần 120% kế hoạch năm.

Năm 2014, dù thực hiện trích lập dự phòng lớn nhưng do chi phí chung giảm trong khi tín dụng, huy động, tài sản và lợi nhuận đều tăng ấn tượng, vượt mong đợi của nhiều người khiến lợi nhuận ngân hàng tốt lên.

SHB ghi nhận mức lãi trước thuế năm 2014 đạt 1.022 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với năm ngoái, song nợ xấu tại Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội sẽ giảm từ 4% về 2%. Sau khi trừ thuế, SHB lãi ròng 818 tỷ đồng. Đến 31/12/2014, tổng tài sản của ngân hàng tăng 17%. Cho vay khách hàng tăng trưởng 36%.

Vietinbank (CTG) báo lợi nhuận quý IV/2014 tăng gần 2,6 lần so với cùng kỳ. Lãi trước thuế cả năm lên tới trên 7,3 nghìn tỷ đồng, dẫn đầu khối ngân hàng.

Vietinbank ghi nhận tổng cộng hơn 4,9 nghìn tỷ đồng nợ xấu nhưng trong đó nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn đều giảm so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu cuối 2014 ở mức rất thấp, 1,11% trên tổng dư nợ.

BIDV có lợi nhuận chỉ xếp sau CTG về giá trị với trên 6,3 nghìn tỷ đồng trước thuế. Hai ông lớn Vietcombank (VCB) và Quân đội (MBB) xếp tiếp ở các vị trí tiếp theo về lợi nhuận cho dù trích lập dự phòng lớn. Trong đó, MBB hoàn thành vượt mức kế hoạch 2014 với tăng trưởng dương ở tất cả các chỉ tiêu. Lợi nhuận trước thuế ước đạt khoảng 3 nghìn tỷ đồng, huy động vốn tăng 22%, tổng dư nợ tăng 15,7% so với năm 2013 và vượt kế hoạch đề ra cho năm 2014.

Đầu năm 2015, hàng loạt ngân hàng báo lãi lớn trong năm 2014

Đầu năm 2015, hàng loạt ngân hàng báo lãi lớn trong năm 2014

VIB Bank kết thúc năm 2014 với lợi nhuận tăng 93%, đạt trên 1,8 nghìn tỷ đồng trước dự phòng tín dụng. Sau dự phòng, lợi nhuận là 648 tỷ,

Trước đó, nhiều ngân hàng lớn nhỏ cũng đã chính thức thông báo về tình hình kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2014 như: Agribank (lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3,2 nghìn đồng, tăng 6%), TPBank (lợi nhuận trước thuế đạt 536 tỷ đồng), NamABank (ước tính với lợi nhuận trước thuế đạt 243 tỷ đồng).

Ngân hàng Quốc Dân (NCB) đang thực hiện tái cơ cấu cũng đạt tăng trưởng tín dụng 23,5%. Tổng tài sản tăng mạnh 26,7% lên 36.835 tỷ đồng. Lợi nhuận trước dự phòng đạt 75 tỷ đồng, hơn gấp rưỡi so với năm trước (48,4 tỷ). Đặc biệt, nợ xấu của NCB giảm mạnh chỉ còn tổng cộng 420 tỷ đồng nợ xấu, giảm 48,6% so với đầu năm và chỉ chiếm 2,5% trên tổng dư nợ.

Có thể thấy, trong năm 2014, rất nhiều NH chịu áp lực lớn từ việc xử lý nợ xấu và đầu ra tín dụng khó khăn. Dù vậy, dù vậy, điều ngạc nhiên là hầu hết các NH có lợi nhuận tăng ấn tượng, vượt dự báo. Và xu hướng này trở nên rõ nét hơn trong quý IV/2014.

Trong quý cuối cùng năm 2014, các NH tiếp tục đồng loạt mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro để hướng tới một năm 2015 lành mạnh hơn nhưng lợi nhuận quý này vẫn có xu hướng tăng cao hơn các quý trước đó như: MBB (+33% so cùng kỳ), CTG (+160%), BIDV (+50%)...

Ồ ạt tuyển dụng, mở rộng

Cùng với sự chuyển biến đáng kể theo chiều hướng tích cực, các ngân hàng thương mại đã có chế độ đãi ngộ cao hơn cho nhân viên. Báo cáo cuối năm cho thấy, hàng loạt các ngân hàng có mức lương bình quân gần 20 triệu đồng/người như: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, MBBank, Eximbank, SHB... Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã ồ ạt tuyển thêm nhân sự và tiết lộ kế hoạch tuyển nhân viên khủng.

Trao đổi với VietNamNet, ông Đoàn Đức Minh, Giám đốc khối khách hàng cá nhân của PVcombank cho biết, riêng khối khách hàng cá nhân, năm 2015 dự kiến sẽ tuyển cả nhân viên chính thức và cộng tác viên khoảng 700 người. Kế hoạch tới 2020, lực lượng kinh doanh của NH này được tiết lộ vào khoảng 3.500 cho đến 5.000 người.

Nhiều ngân hàng đã ồ ạt tuyển thêm nhân sự và tiết lộ kế hoạch tuyển nhân viên khủng.
Nhiều ngân hàng đã ồ ạt tuyển thêm nhân sự và tiết lộ kế hoạch tuyển nhân viên khủng.

HDBank thông báo tuyển 550 quản trị viên tập sự với đích ngắm là sinh viên năm cuối các ngành kinh tế để bổ sung nhân sự cho hàng trăm điểm giao dịch tập trung ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ...

Đầu năm mới 2015, hàng loạt các ngân hàng như ACB, HDBank, Techcombank, Vietcombank, VietinBank, TPBank... cũng đã rầm rộ đăng tin tuyển dụng, trong đó không ít ngân hàng đưa ra con số tuyển cả trăm người cho nhiều chi nhánh mới trên cả nước để phục vụ kế hoạch mở rộng và phát triển kinh doanh.

Trên thực tế, sự ấm áp đã quay trở lại từ giữa năm 2014. Trong năm 2014, Sacombank đã tuyển thêm gần 1.000 nhân sự; VPBank cũng thêm cả nghìn người; MBB cũng tuyển thêm trên 800 người và liên tục mở rộng quy mô hoạt động và tăng chi nhánh; SHB tuyển gần 500 người...

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc NHNN cho rằng đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn trong ngành ngân hàng và do vậy các ngân hàng sẽ phải tuyển dụng nhiều hơn để bù đắp lại lượng nhân viên giảm đi trong các năm trước đó. . Đây có lẽ cũng chính là định hướng khiến các ngân hàng tập trung vào xây dựng lực lượng, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng để lọt vào tốp danh sách rút gọn khoảng 20 ngân hàng trong 2-3 năm tới.

Sự đột phá về lợi nhuận đang giúp các ngân hàng có nguồn lực đáng kể để thực hiện tái cơ cấu, rút nợ xấu toàn ngành về dưới 3% như mục tiêu NHNN đã cam kết trong Đề án xử lý nợ xấu. Đồng thời, đó cũng là cơ sở giúp các ngân hàng phát triển mạnh hơn về quy mô và chất lượng trong một mùa sáp nhập mới

Theo Lê Hà
VEF
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm