1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Nở rộ dịch vụ mua sắm qua mạng

Với gần 31 triệu người dùng internet, chiếm 34% dân số, Việt Nam là thị trường màu mỡ để phát triển các dịch vụ thương mại điện tử. Đây cũng là khởi đầu thuận lợi để các dịch vụ mua sắm qua mạng nở rộ.

Theo thống kê mới đây của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có 30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới – đứng thứ 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012. Nếu so với lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau 12 năm, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần. Và với giá cước Internet ngày càng rẻ, số lượng người dùng Internet sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.

 

Các chuyên gia cho rằng, đây là lợi thế rất thuận lợi để các dịch vụ thương mại điện tử phát triển.  

 
Trên thực tế, theo số liệu từ Bộ Thương mại, nguồn thu từ thương mại điện tử của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD, tương đương 2,5% GDP, và được dự báo lên con số 6 tỷ USD vào năm 2015. Và ngày càng có nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đã ra đời với nhiều mô hình dịch vụ đa dạng và phong phú. Trong đó, nổi trội nhất và thu hút được nhiều người tham gia nhất vẫn là các dịch vụ mua sắm trực tuyến.
Tại nhiều n

 

Tại nhiều nước trên thế giới, mua sắm trực tuyến đã trở thành xu hướng tiêu dùng phổ biến của giới trẻ. Các website mua bán trực tuyến nổi tiếng như Ebay, Amazone của Mỹ, Rakuten của Nhật, G-market của Hàn Quốc đã trở thành những kênh mua sắm quen thuộc của các tín đồ mê “shopping”.

 

Tại Việt Nam, hai năm trở lại đây cũng xuất hiện nhiều các kênh mua sắm trực tuyến với nhiều mô hình hoạt động khác nhau như 5giay, muare, enbac, rongbay, muachung, hotdeal...Và mới đây nhất là sự “nhập cuộc” của Sendo.vn – một dự án do Công ty CP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) phát triển.

 

Ở góc độ nhìn nhận của người tiêu dùng, theo kết quả "Nghiên cứu Giám sát Người tiêu dùng với Thương mại điện tử năm 2012" do Visa thực hiện vừa công bố cũng cho thấy,  có 98% người tham gia nghiên cứu tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ trên mạng trong vòng 12 tháng qua. Trong đó, 71% đã mua hàng trực tuyến và 90% đối tượng khảo sát cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng cách mua bán này trong tương lai.

 

Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng mua sắm online và tin tưởng hơn vào các biện pháp bảo mật trực tuyến của các website. Đây cũng là điểm then chốt để các doanh nghiệp thương mại điện tử tạo dựng uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ.

 

Đại diện của trang web mua sắm Sendo.vn cho biết, mô hình của Sendo.vn là mô hình B2C2C (doanh nghiệp – khách hàng – khách hàng) c cá nhân và doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng thông qua gian hàng mở tại Sendo.vn. Chính vì vậy,  Sendo.vn rất chú trọng đến vấn đề bảo mật cho khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ thanh toán và vận chuyển, đảm bảo uy tín cho các giao dịch diễn ra tại đây.

 

“Khách hàng có thể thanh toán qua hệ thống thanh toán Senpay (hệ thống thanh toán online bằng thẻ ATM nội địa hoặc thẻ Visa, Master)  hoặc lựa chọn hình thức thanh toán trực tiếp. Với  việc sử dụng dịch vụ sendo.vn cung cấpchúng tôi sẽ đóng vai trò trung gian để có thể xử lý những khiếu kiện (nếu có) giữa người bán và người mua. Tiền sẽ chỉ được Sendo.vn chuyển đến cho người bán khi người mua xác nhận hoàn tất giao dịch”, đại diện Sendo.vn cho biết.

 

Dẫu vậy, để thu hút được người tiêu dùng chi tiêu và mua sắm thường xuyên qua mạng không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của chính doanh nghiệp thương mại điện tử mà còn cần sự phối hợp của nhiều bên liên quan, trong đó có cả chính những người trực tiếp tham gia là người mua và người bán để môi trường giao dịch qua mạng ngày càng an toàn và minh bạch hơn.

 

Kiên Cường