Ngân hàng bán lẻ hướng đến nông dân

Việt Nam với dân số 90 triệu người, với 2/3 người dân ở nông thôn chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, là thách thức và cơ hội đối với các ngân hàng bán lẻ Việt Nam.

Hiện nhiều ngân hàng thay vì chỉ phục vụ thị trường thành thị đã chuyển hướng đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Bình Dương, 10 ngày sau “sự kiện 13/5”

* Thống đốc gửi thông điệp cho các ngân hàng nước ngoài

* Giảm giá xăng dầu nếu biến động 2%

* Cổ phiếu giảm giá áp đảo thị trường, VN-Index vẫn tăng điểm

Nhiều cơ hội cho ngân hàng bán lẻ

Phát biểu tại Hội nghị Thường niên các Ngân hàng Tiết kiệm khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức ngày 21 và 22/5 vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Toàn Thắng cho rằng, Việt Nam với dân số 90 triệu người, trong đó có tới 2/3 người dân ở nông thôn nhìn chung chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, là một thách thức, đồng thời cũng là cơ hội đối với các ngân hàng bán lẻ Việt Nam.

Nhận thấy cơ hội này, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã nhấn mạnh chiến lược phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ. Mặc dù là lĩnh vực tiềm năng, nhưng giới ngân hàng đều nhìn nhận đây là thị trường bị cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Do vậy, một hướng đi có tính chiến lược và sự khác biệt chính là chìa khóa mang đến thành công trong hoạt động bán lẻ của mỗi ngân hàng.

Theo khảo sát, trong chiến lược của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều đặt kế hoạch phát triển kênh bán lẻ là hướng đi tất yếu. Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank, một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại trong thời điểm hiện nay là phải luôn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.

Do đó, nhiều ngân hàng trong nước đã chú trọng hơn trong việc tung ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn, chiếm 2/3 tổng dân số cả nước.


TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ
tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank
TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank thuyết trình về mô hình ngân hàng bán lẻ hướng đến nông dân.

Trên thế giới, mô hình “ngân hàng - bưu điện” đã được hình thành tại nhiều nước và việc tận dụng mạng lưới bưu chính để phát triển thị trường của các ngân hàng là giải pháp hiệu quả. Bởi hầu như không có nước nào mà các ngân hàng có thể phủ sóng mạng lưới rộng khắp cả nước như ngành bưu chính, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Đây chính là lợi thế của LienVietPostBank với mạng lưới rộng khắp, thông qua việc hợp nhất với công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện. “Với mạng lưới rộng lớn trên 80 điểm giao dịch ngân hàng và quyền khai thác dịch vụ tiết kiệm bưu điện tại hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện phủ rộng tới cấp xã, phường trên 63 tỉnh thành, đó chính là lợi thế, nền tảng vững chắc để LienVietPostBank thúc đẩy các hoạt động huy động tiết kiệm và tài chính vi mô, hỗ trợ người dân nghèo trên cả nước”, ông Hưởng cho biết.

Ông Hưởng cho biết thêm, hiện ngân hàng đang nâng cấp các chi nhánh, điểm giao dịch bưu điện để cuối năm có thể thực hiện thêm nghiệp vụ cho vay ở những điểm này.

Ngân hàng bán lẻ hướng đến nông dân

Cũng theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Hưởng, mô hình bán lẻ mà nhiều ngân hàng đang hướng tới là tập trung vào khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây là một thị trường tiềm năng, bởi người dân nông thôn vẫn chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Và trên thực tế, mặc dù khẳng định định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, nhưng do hạn chế về mạng lưới giao dịch nên nhiều ngân hàng chỉ chú trọng phát triển ở khu vực thành thị. Vậy nhưng, khu vực khách hàng này hiện đang bị cạnh tranh gay gắt và tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng.

Hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay của ngân hàng chủ yếu là cho vay tiêu dùng và thẻ tín dụng. Để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng đã đưa ra những chính sách lãi suất và điều kiện vay khá hấp dẫn, điều này dẫn đến nguy cơ nợ xấu cao.

Lợi thế
của LienVietPostBank là mạng lưới rộng khắp,
Lợi thế của LienVietPostBank là mạng lưới rộng khắp, thông qua việc hợp nhất với công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện.

Nói về mô hình ngân hàng bán lẻ hướng tới nông dân, ông Hưởng cho biết, hiện LienVietPostBank đã đầu tư 40% vốn vào khu vực này, nhờ kết hợp với bưu điện và Hội cựu chiến binh địa phương (“phát hiện” những khách hàng tiềm năng, làm ăn thật). Nhờ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên ngân hàng không có nợ xấu trong mảng này.

“Việc huy động vốn từ nông dân nói chung, người nghèo nói riêng, có ưu điểm là họ khá “chung thủy”, ít thay đổi nơi gửi tiền, cho dù nơi khác có thể có lãi suất cao hơn, đặc điểm này khác hẳn với những khách hàng ở thành phố”, ông Hưởng nói.

Tuy nhiên, cũng có những đặc điểm không dễ dàng khi tiếp cận khách hàng khu vực này. Điểm dễ nhận biết là tâm lý ngại các thủ tục giấy tờ khiến nông dân thường tìm đến những nguồn tài chính phi ngân hàng, có lãi suất cao, nhờ thủ tục đơn giản, có khi lãi suất rất cao, kèm theo việc “bán lúa non”. Ví dụ, để vay vài triệu đồng, ngân hàng thường yêu cầu lập kế hoạch kinh doanh theo kiểu dự án để đánh giá mức độ khả thi. Điều này là không thể đối với người nông dân, và ngay cả với những cử nhân đại học.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải phát triển mô hình đại lý ngân hàng. “Có nghĩa, ngân hàng cần hợp tác với các tổ chức xã hội như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ xã, phường… để tiếp cận đến từng hộ gia đình. Cách làm này vừa hiệu quả, lại vừa giúp người nông dân có thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng, không phải đi vay nặng lãi. Hiện LienVietPostBank đang triển khai theo hướng này”, ông Hưởng cho biết.

Nhật Hà


VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước