Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc

Tú Quyên

(Dân trí) - Hai cây dáng xiêu chầu vào cây dáng trực ở giữa tạo thành bộ tam đa đẹp mắt. Người nghệ nhân mất hơn một thập kỷ tạo tác, giá trị bộ tam đa khoảng 1,5 tỷ đồng

Nghệ nhân Đỗ Văn Hài (Gia Lâm, Hà Nội) thường được giới chơi cây gọi với cái tên “ông vua phi lao” miền Bắc bởi ông sở hữu vườn phi lao quý hiếm bậc nhất Việt Nam.

Kể về cơ duyên có được những cây phi lao quý, ông Hài cho biết, cách đây gần 20 năm, một dự án ở miền Trung cần giải phóng mặt bằng có ý định chặt hạ hàng chục cây phi lao gần 100 năm tuổi. Ngay khi biết tin, ông đã vào tận nơi để "giải cứu" những cây này khỏi nguy cơ bị xẻ thịt.

Thời điểm đó, bạn bè người thân can ngăn ông không nên quá mạo hiểm bỏ ra cả đống tiền để mua củi về thành phố. Nhưng với lòng đam mê và tin ở tay nghề của mình, ông quyết định mang những cây phi lao già cỗi đó về Hà Nội tạo tác thành những tác phẩm bonsai nghệ thuật.

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa phi lao tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc

Sau gần 20 năm kiên trì tạo tác, hiện trong vườn nhà ông Hài có hàng chục cây phi lao rất đẹp mắt. Mỗi cây một dáng thế rất độc lạ, thu hút nhiều đại gia và những người yêu thích dòng cây này đến hỏi mua. Vườn phi lao của ông hiện được định giá triệu USD.

Trong hàng chục cây phi lao đẹp trong vườn, ông chọn 3 cây phi lao, một cây dáng trực, hai cây dáng xiêu để tạo thành một bộ tam đa độc đáo. Bộ cây này có giá 1,5 tỷ đồng.

Cùng Dân trí ngắm bộ phi lao tam đa của “ông vua phi lao” đất Bắc

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 1

Bộ phi lao tam đa gồm một cây trực ở giữa và hai cây dáng xiêu hai bên rất đẹp mắt khiến nhiều vị khách, giới chơi cây thích thú và nể phục sự kiên trì cũng như con mắt của người nghệ nhân tạo tác ra chúng

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 2

Từ những cây phi lao tưởng như bỏ đi nhưng dưới bàn tay khéo léo của ông Hài chúng trở nên mềm mại, rất đẹp mắt

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 3

Cây phi lao dáng trực có quả phúc (ngọn cây) lớn rất đẹp, các tay cành xung quanh bay bổng như một vũ công trên sân khấu. Thân, bệ rễ, tay cành, bông tán… được nghệ nhân làm theo nguyên tắc trong tạo tác cây cảnh của các cụ xưa

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 4

Cành ở dưới to khỏe, càng lên cao cành càng nhỏ dần. Cây nhiều tay cành, bông tán nhưng các bông tán so le nhau để hấp thụ ánh sáng

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 5

Thân cây già cỗi, xù xì, nhiều đoạn đã hóa lũa

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 6

Những điểm hóa lũa này thể hiện cây rất già nhưng lại có sức sống trường tồn. Lớp vỏ bên ngoài dần bao bọc lấy những lớp lũa bên trong trước sự tác động của thiên nhiên

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 7

Ông Hài cho biết, dòng cây phi lao không có nhựa giống cây tùng nên việc tác động uốn nắn thân, tay cành rất khó, thân không thể uốn nắn được, tay cành làm không khéo sẽ chết khô

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 8

Cây phi lao ở Việt Nam được người Pháp đưa về trồng từ năm 1896. Loài cây này có nguồn gốc từ Australia và những đảo thuộc phía tây Thái Bình Dương

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 9

Ở nước ta, hầu hết các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều trồng phi lao trên các bãi cát ven biển. Ngoài ra, nó còn được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc để lấy bóng mát

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 10

Những gốc cây xù xì chỉ có thiên nhiên tạo tác được chứ con người không thể làm được

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 11

Cây phi lao sinh trưởng quanh năm, nhưng vào mùa mưa, cây sinh trưởng tốt nhất

Ngắm tuyệt tác bộ tam đa tiền tỷ của “vua phi lao” miền Bắc - 12

Ngày nay, ngoài làm bóng mát và làm rừng phòng hộ, phi lao còn được trồng làm cây cảnh nghệ thuật (bonsai) rất được ưa chuộng