1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nga "bập" vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc với những dự án lớn

(Dân trí) - Nga đã bật đèn xanh cho Trung Quốc vào đầu tháng 7 với một dự án xây dựng đường cao tốc dài 2.000 km nối liền biên giới của đất nước này, từ Kazakhstan đến Belarus.

Nga bập vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc với những dự án lớn - 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy mạnh mẽ Sáng kiến Vành đai và Con đường với sự hợp tác của Nga

Đường cao tốc bốn làn này sẽ chạy về phía tây từ tỉnh Orenburg đến Belarus thông qua một số tỉnh khác của Nga.

Vị trí của đường cao tốc này nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án: Belarus là cửa ngõ vào châu Âu, trong khi Kazakhstan - một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có chung đường biên giới phía đông với Trung Quốc - cũng nơi đường cao tốc bắt nguồn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường của mình với mục tiêu tạo ra một khu kinh tế lớn nối Trung Quốc với châu Âu bằng đường bộ và đường biển. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, dự án mới đánh dấu việc Nga tham gia xây dựng đường cao tốc này là rất quan trọng đối với tuyến đường bộ của Sáng kiến, nó sẽ kéo dài khoảng 8.500 km và là tuyến đường vận chuyển ngắn nhất từ Trung Quốc đến Tây Âu.

Đây không phải là bước đột phá đầu tiên của Nga trong việc phát triển các tuyến đường bộ nối liền châu Á và châu Âu. Trong nửa đầu thập niên 2000, Moscow đã vận động các công ty Nhật vận chuyển hàng hóa qua tuyến đường sắt xuyên Siberia dài 9.300 km.

Có một số công ty đã thử nghiệm tuyến đường này, ví dụ như quyết định xây dựng nhà máy của Toyota Motor tại Saint Petersburg. Nhưng, tuyến đường của Nga chưa bao giờ thực sự có kết quả.

Một trong những lý do đó là do những rung động mạnh khi vận chuyển làm rung chuyển các đoàn tàu, cả khi chạy và khi kết nối với các chuyến tàu chở hàng khác. Các rung động mạnh đến nỗi hàng hóa thường sẽ bị hư hỏng. Hơn nữa, lịch trình kết nối xe lửa ở Nga lại thất thường.

Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc không vận chuyển hàng hóa thường xuyên đến Châu Âu. Nhưng cho đến năm 2011, các dịch vụ "tàu hỏa khối" của Bắc Kinh được giới thiệu lần đầu tiên, kết nối thành phố Trùng Khánh với Đức qua Kazakhstan, Nga, Belarus và Ba Lan.

Sau này nó được đổi tên thành China Railway Express, các đoàn tàu này hiện đang di chuyển giữa các điểm của các nhà ga ở Trung Quốc - bao gồm Tứ Xuyên và châu Âu.

Cuối cùng, China Railway Express dần thay thế đường sắt của Nga và trở thành mạng lưới đường sắt chính kết nối châu Á và châu Âu.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa rồi đã đến thăm Moscow vào đầu tháng 6 để hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Trong chuyến thăm của ông Tập, hai nước đã ký khoảng 30 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei để xây dựng mạng 5G tại Nga, đồng thời chủ tịch Tập Cận Bình cũng chào mời mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa Trung Quốc và Nga.

Trong quá khứ, Bắc Kinh và Moscow đã dần khởi động mối quan hệ đối tác chiến lược của họ ít nhiều bằng nhau vào năm 1996, và hiện nay, với việc bật đèn xanh của Nga, mối quan hệ này đang trở nên ngày càng chặt chẽ hơn.

Nhưng không phải tất cả mọi người ở Nga đều vui mừng mối quan hệ nồng ấm hơn này. Trong thực tế, Nga đã bắt đầu cảm thấy có sự bất cân xứng giữa quốc gia này và người bạn láng giềng châu Á khổng lồ.

Sự bất cân xứng giữa hai nước ngày càng lớn hơn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nền kinh tế, dân số, quân sự và chính trị. Ví dụ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga chỉ bằng 12% của Trung Quốc vào năm 2018 và, theo một khảo sát của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự của họ chỉ bằng một phần tư của Trung Quốc.

Mặt khác, Trung Quốc đang thiếu tài nguyên và thèm muốn dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm lâm nghiệp của Nga. Nước này cũng đang gửi một lượng lớn công nhân Trung Quốc đến Nga để làm việc

Nga đã bị xa lánh và bị trừng phạt bởi phần lớn cộng đồng quốc tế và phải dựa chủ yếu vào Trung Quốc để duy trì sự thịnh vượng kinh tế. Nhưng đây là con dao hai lưỡi, Moscow cũng đang dần bị báo động bởi sự hiện diện ngày càng tăng của đối tác thân thiết này của trong khu vực, cả về kinh tế và trên mặt trận an ninh.

Trong nỗ lực đạt được sự cân bằng, Nga đã cố gắng cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ và Châu Âu, nhưng hiện nay vẫn chưa có kết quả. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, chắc chắn sẽ có một trật tự mới ở Á-Âu, với một Trung Quốc hùng mạnh cầm ghế lái và một nước Nga thắt chặt dây an toàn ở ngay phía sau.

Thùy DungTheo Nikkei

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm