Năm Giáp Ngọ và các ông chủ nhà băng tuổi ngựa

(Dân trí) - Năm Giáp Ngọ 2014 là năm tuổi của nhiều ông chủ, lãnh đạo nhà băng tuổi ngựa. Họ đều đến từ các nhà băng lớn, trong đó có ba vị chủ tịch cùng sinh năm 1954 và một vị chủ tịch trẻ tuổi nhất sinh năm 1978.

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy

Năm Giáp Ngọ và các ông chủ nhà băng tuổi ngựa


Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

“Chỉ 0,9% người dân chưa tin cậy số liệu thống kê”

Chưa tới 8 tỷ đồng tiền phạt trên TTCK năm 2013

Hàng loạt dự án bất động sản “trình làng” sau Tết

Nới cửa cho tôm nhập khẩu vào Nhật Bản

Tính đến thời điểm này, ông Trần Hùng Huy (sinh năm 1978) là vị chủ tịch ngân hàng trẻ tuổi nhất trong các ông chủ nhà băng tuổi ngựa. Ông Huy đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ tháng 9/2012 - thời điểm ACB đang ở “tâm bão”, khi hàng loạt cán bộ cao cấp bị bắt và khởi tố, khiến ACB phải đối mặt với không ít khó khăn.

Nhắc đến ACB, người ta không thể không nhắc đến vụ án bầu Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) và các thành viên HĐQT cũ của ngân hàng này, gồm các ông: Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT); Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang (nguyên Phó chủ tịch HĐQT) và ông Lý Xuân Hải (nguyên Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc). Tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án là 1.695,6 tỷ đồng.

Ông Trần Hùng Huy gia nhập ACB từ năm 2002, với vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường và làm Giám đốc Marketing từ năm 2004-2008, sau đó lên đến chức danh Phó tổng giám đốc ngân hàng. Và đến năm 2006, ông Huy chính thức có mặt trong HĐQT của ACB.

Ông Trần Hùng Huy sinh ra trong một gia đình “nhà nòi”, có bố là ông Trần Mộng Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT của ACB và hiện là thành viên HĐQT) và mẹ là bà Đặng Thu Thủy (thành viên HĐQT). Tính đến 30/6/2013, ông Trần Hùng Huy và các thành viên liên quan đến gia đình đang sở hữu 10,02% vốn điều lệ của ACB; cá nhân ông Huy đang nắm hơn 28,77 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 3,07%.

Đến từ các nhà băng lớn, ba vị chủ tịch tuổi ngựa còn lại đều sinh năm 1954. Ngoài ra, cá nhân ba vị chủ tịch này không sở hữu cổ phần của ngân hàng, hoặc chỉ nắm số lượng rất nhỏ và đều đại diện cho sở hữu của nhà nước. Đó là những người đến từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Vietinbank

Năm Giáp Ngọ và các ông chủ nhà băng tuổi ngựa

Ông Phạm Huy Hùng là Tiến sỹ kinh tế, tốt nghiệp Đại học Tài chính Kế toán năm 1978. Ông Hùng chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT Vietinbank vào tháng 6/2009 và giữ chức vụ này cho đến nay. Hiện ông Hùng đã có hơn 25 năm gắn bó cùng Vietinbank.

Tại Vietinbank, ông Hùng nắm giữ 7.176 cổ phần (chiếm 0,1%); trong khi đại diện sở hữu Nhà nước gần 842.2 triệu cổ phần (tỷ lệ 22,6%) tính đến giữa năm 2013.

Còn nhớ, trong một lần phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Phạm Huy Hùng từng nói: “Tôi làm việc quần quật từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, phờ phạc cả người, để giữ cho Vietinbank an toàn, giữ ổn định và phát triển cho 18 nghìn con người ở đây không phải dễ dàng chút nào”.

Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Lê Hùng Dũng từng học tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Praha Tiệp Khắc và tốt nghiệp cao cấp chính trị tại trường Cán bộ TPHCM (học viện Hành chính - Chính trị phía Nam). Ông Dũng giữ chức Chủ tịch HĐQT Eximbank từ tháng 4/2010; từ tháng 8/2003 đến nay, ông Dũng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC và đại diện phần vốn góp tại Eximbank, với chức danh Chủ tịch HĐQT.

Như vậy, tính từ thời điểm ông Dũng ngồi ghế Chủ tịch Eximbank tới nay mới được hơn 3 năm. Ở Eximbank, ông Dũng không sở hữu cổ phiếu nào của Eximbank tính đến giữa năm 2013, nhưng lại đại diện cho hơn 25.62 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,08%) thuộc sở hữu của SJC.

Giữa năm 2012, thời điểm ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Eximbank và bản thân ông Dũng cũng bị “bủa vây” giữa hàng loạt tin đồn. Trả lời với báo chí vào thời điểm đó, ông Dũng cho biết: Ông Kiên là cổ đông của Eximbank và chỉ dừng ở mức đó. Theo kiểm tra mới đây, tổng số vốn của gia đình, công ty và cá nhân của ông Kiên chiếm chưa đến 4% cổ phần của Eximbank.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Vietcombank

Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nguyễn Hòa Bình (ở giữa) cùng các
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nguyễn Hòa Bình (ở giữa) cùng các lãnh đạo
Ngân hàng Mizuho (cổ đông chiến lược của Vietcombank).

Ông Nguyễn Hòa Bình “bén duyên” với Vietcombank từ vị trí cán bộ phòng kinh tế kế hoạch Vietcombank vào năm 1982. Trải qua nhiều vị trí tại ngân hàng, ông Bình chính thức ngồi ghế Chủ tịch Vietcombank từ tháng 6/2004 đến nay.

Cùng với chức Chủ tịch Vietcombank, ông Bình đã từng là Phó chủ tịch Hội đồng Hiệp hội ngân hàng Việt Nam Nhiệm kỳ IV (2007 - 2011).

Tại Vietcombank, ông Nguyễn Hòa Bình đại diện sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước với hơn 329.34 triệu cổ phiếu (năm 2010). Tính đến 30/6/2013, cá nhân ông Bình chỉ sở hữu gần 5.700 cổ phiếu Vietcombank.

Ngoài ba vị chủ tịch tuổi ngựa sinh năm 1954 trên còn có hai vị lãnh đạo giữ vị trí chủ chốt tại hai ngân hàng là ACB và Eximbank cũng sinh năm 1954. Đó là ông Phạm Trung Cang (nguyên Thành viên Hội đồng sáng lập ACB, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Eximbank) và ông Trịnh Kim Quang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB).

Hiện tại, hai ông Phạm Trung Cang và Trịnh Kim Quang đang dính tới vụ án của ông Nguyễn Đức Kiên. Trong đó, ông Cang từng nắm giữ vị trí chủ chốt tại 2 ngân hàng và là một trong những nhân vật quan trọng tạo nên thành công ban đầu của ACB. Tuy nhiên, do dính dáng tới vụ án bầu Kiên nên ông Phạm Trung Cang vừa bị phục hồi điều tra sau hơn 1 tháng nhận quyết định đình chỉ vụ án.

Nguyễn Hiền

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước