Năm 2012: Cơ hội để trở nên giàu sụ

Có hai cơ hội kiếm tiền tuyệt vời, đó là khi thị trường hưng phấn quá mức, hoặc ngược lại trong trạng thái bi quan ảm đạm. Lý do là vì đây là những thời điểm hiếm hoimà quỹ tiềnchuyểnđối mạnhtừ túi người này sang túingười khác.

Đây là lời khuyên của Tiến sỹ Alan Phan (TS) dành cho các doanh nghiệp, doanh nhân trong năm 2012.

Nhận xét về câu chuyện doanh nghiệp thường kêu khó khăn khi tìm vốn, TS Alan Phan nói :”Trên thế giới có khoảng 400 – 500 ngàn tỷ USD chạy quanh các thị trường mỗi ngày, trong vòng 24 tiếng từ khi bạn thức dậy cho tới khi bạn đi ngủ. Đó là một số tiền lớn, và không có lý do gì mà một doanh nghiệp có những sản phẩm đặc thù, công nghệ đặc thù, cách tiếp thị đặc thù và cách quản trị bài bản lại không thể kiếm được vài triệu, hay vài chục triệu USD từ đó”.
 
Năm 2012: Cơ hội để trở nên giàu sụ - 1
TS Alan Phan
 
Chia sẻ về kinh nghiệm trong quá trình đi tìm nguồn vốn, TS Phan nhắc đếnhai điều quan trọng. Thứ nhất là tính sáng tạo. Bạn phải có một điều gì đó khác hơn các đối thủ cạnh tranh, đừng thấy người ta làm gì mình cũng làm cái đó. Thứ hai là tính kiên nhẫn.Doanh nghiệpphải đi gõ cửa những nhà đầu tư, quỹ đầu tư, đối tác chiến lược hay bất cứ ai… Có thể bạn phải gõ đến 100 lần mới có thể có được 10 cánh cửa mở ra, và trong 10 cánh cửa may ra mới có 1 cánh cửa mời bạn vào để trò chuyện thương lượng. Vì vậy, nếu cần phải gõ 100 cánh cửa, chúng ta vẫn phải đi và không vì thế mà bỏ qua cánh cửa nào.

Về cách thức tiếp cận bán hàng,doanh nghiệpphải biết coi công ty của mình, ý tưởng của mình, sản phẩm của mình hay công việc của mình là một món hàng và chúng ta phải biết cách bán hàng. Tức là phải nắm rõ người mua cần gì, và tìm cách đáp ứng được nhu cầu đó. Bán hàng là một nghệ thuật và nếu có thể làm tốt thì nên rèn giũa, tôi luyện cho thật bài bản. Nếu không, bạn hãy thuê một người giỏi bán hàng để chuyên đi bán hàng. Đừng cho rằng mình là chủ doanh nghiệp thì mình phải đi bán hàng, điều đó là không cần thiết.

Về phía các nhà đầu tư, có 2 yếu tố mà họ rất chú trọng.

Thứ nhất là lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệpbạn trên thị trường. Nếudoanh nghiệpcũng kinh doanh một sản phẩm tương tự, cách thức bán hàng tương tự như những người khác thì ít nhà đầu tư cho bạn cơ hội để trình bày thêm . Vì vậy phải tìm được và nêu bật lợi thế cạnh tranh của mình.

Thứ hai là ban quản trị. Ban quản trị đã được chứng minh trong quá khứ chưa ? Đối với các doanh nhân trẻ thì người ta sẽ quan sát bạn qua những cử chỉ, hành động, lời nói. Bạn phải biết nhà đầu tư cần gì và mình muốn gì. Ví dụ với một nhà đầu tư Mỹ thì cách gây ấn tượng sẽ rất khác một nhà đầu tư Trung Quốc. Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng mà chúng ta phải nắm rõ. Ví dụ, doanh nhân Trung Quốc thường chú trọng vẻ bề ngoài, những tiện nghi xa xỉ, hào nhoáng, ví dụ như xe xịn đưa đón ở sân bay,… thì chúng ta phải biết rõ những đặc điểm đó và đáp ứng. Tuy nhiên, đối với một nhà đầu tư đến từ phương Tây thì họ không quan tâm đến việc bạn đi xe gì, dùng đồ hiệu hay không. Họ chỉ quan tâm đến bản báo cáo tài chính và kế hoạch tài chính, và việc họ có kiếm được tiền từ bạn hay không ? Ngoài ra những chuyện khác chỉ là thứ yếu.

Điều cuối cùng mà TS Alan Phan muốn nhấn mạnh là khi có ý định tìm kiếm nguồn vốn, bạn phải có một kế hoạch rõ ràng và một sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tôn Tử đã từng nói “Kết quả của trận chiến thường được quyết định trước khi phát súng đầu tiên phát nổ”, để nhấn mạnh rằng sự chuẩn bị là mấu chốt trong việc quyết định thành bại. Đầu tiên, bạn phải có danh sách những nhà đầu tư rõ ràng , phải biết mình sẽ tiếp xúc với ai, có nhu cầu kiếm lợi từ doanh nghiệp của mình hay không. Thứ hai là bạn phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, những rủi ro và cơ hội mà mình có thể gặp phải… Thứba là một kế hoạch kinh doanh thật đầy đủ và chi tiết, việc chuẩn bị chiếm 90% thế chủ động, nếu chuẩn bị không đầy đủ bạn sẽ gặp thất bại. Thứ tư là báo cáo dự phòng tài chính , các số liệu phải chính xác, có cơ sở hợp lý. Sau cùng là một đề nghị thực tế, phải nêu ra được mức vốn đầu tư cụ thể bạn cần và mức lợi nhuận cụ thể mà bạn có thể mang lại cho họ.

TS Alan Phannhắc lại rằngthế giới không hề thiếu vốn, Việt Nam không hề thiếu vốn, mà chỉ thiếu những ý tưởng đặc thù, sản phẩm đặc thù, công nghệ đặc thù, thiếu những ban quản trị minh bạch và trung thực để có được nguồn vốn đó.

Cơ hội đầu tư có ở khắp các ngành nghề, các lĩnh vực. Ngay cả thị trường bất động sản dù hiện tại đang xấu nhưng cũng là một ngành tốt để đầu tư bởi đó mới chính là cơ hội cho những người dũng cảm. Chúng ta cần nhìn khó khăn ở những góc nhìn khác nhau để tìm ra được cơ hội làm giàu.

* Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập Đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu USD. Ông là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ; và tư vấn cho nhiều tập đoàn đa quốc về thị trường mới nổi. Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó, ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, Tiến sĩ Alan Phan đang là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình), và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia.
 
Theo Hoàng Yến
VnMedia