Mỗi buổi sáng mất ngàn tỷ: Nỗi ám ảnh tháng 5

Giống như năm trước, ngay sau dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thị trường chứng khoán mở cửa với một phiên giảm rất mạnh. Tháng 5 dường như là một tháng ám ảnh, đen đủi với các nhà đầu tư trên thị trường.

Điệp khúc tụt giảm

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Mở cửa phiên giao dịch sáng 5/5/2015, hầu hết các mã cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán tiếp tục đỏ rực lửa với những lý do không mấy liên quan tới tình hình kinh tế vĩ mô cũng như kết quả và kế hoạch kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trên sàn - Hiệu ứng tâm lý e ngại tháng 5.

Trong phiên hôm qua 4/5, thị trường chứng khoán (TTCK) đã lặp lại kịch bản của một năm về trước. Các nhà đầu tư ồ ạt tung lệnh bán khiến VN-Index lao dốc rớt 17,32 điểm, tương đương 3,08%, xuống mức 545,08 điểm. HNX-Index của sàn Hà Nội cũng 2,8 mất điểm, tương đương 3,38%, xuống mức 79,95 điểm.

Trên sàn TP.HCM, 229 mã giảm giá, trong đó 65 mã giảm sàn. Số mã tăng giá là 28. Ở sàn Hà Nội, có tới 187 mã mất điểm trong khi chỉ 32 mã tăng. Rất nhiều mã blue-chips giảm mạnh như: GAS, VNM, MBB, VIC...

Cách đây đúng một năm, trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, ngày 5/5/2014, VN-Index cũng đã giảm 14 điểm của VNIndex, mở màn cho chuỗi ngày giảm điểm liên tục do tác động của sự kiện Biển Đông. Thị trường chứng kiến nhiều phiên mỗi phiên mất vài tỷ USD.

Ngay sau dịp nghỉ
lễ 30/4-1/5, thị trường chứng khoán mở cửa với một phiên giảm rất mạnh.
Ngay sau dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thị trường chứng khoán mở cửa với một phiên giảm rất mạnh.

Thanh khoản tăng cao cùng lực mua khá mạnh từ khối ngoại trong những ngày vừa qua cũng không ngăn được tâm lý bán và ra đi, "sell in May and go away" của nhiều nhà đầu tư, nhất là khi họ bị ám ảnh bởi những câu chuyện không mấy tốt lành trước đó.

Thời điểm mang tính chu kỳ và hiện tượng tâm lý đám đông có lẽ là nguyên nhân khiến cho TTCK Việt Nam trong tháng 5 vài năm gần đây đều không thoát khỏi tình trạng giao dịch ảm đạm, giá cổ phiếu đi xuống.

Tuy nhiên, rất có thể có những ngoại lệ. Sức cầu khá lớn của khối ngoại, những thông tin vĩ mô tích cực cùng với lãi suất ngân hàng ở mức thấp... có thể ngăn giá cổ phiếu giảm sâu trong thời gian tới.

Khó khăn hay cơ hội?

Bước vào năm 2015, rất nhiều các dự báo tỏ ra lạc quan với triển vọng TTCK.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, chứng khoán là một trong 3 kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2015. Chứng khoán SSI giữ quan điểm TTCK sẽ tăng trưởng dựa trên những tiến triển của kinh tế vĩ mô.

Ngay sau dịp nghỉ
lễ 30/4-1/5, thị trường chứng khoán mở cửa với một phiên giảm rất mạnh.
Sau bước khởi đầu ấn tượng, cho tới thời điểm hiện nay, VN-Index đã rớt xuống dưới ngưỡng 550 điểm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với hàng loạt thông tin tốt như: sản phẩm mới sẽ xuất hiện như chứng khoán phái sinh; nới room cho khối ngoại; hàng khủng như MobiFone, Vietnam Airlines, Vinatex sẽ lên sàn; chỉ số P/E thấp hơn khu vực Việt Nam hội nhập sâu hơn trong năm 2015; tăng trưởng GDP cao; tín dụng hồi phục; DN hưởng lợi từ chi phí tài chính thấp; chất quản trị DN và việc giám sát thị trường được nâng lên... sẽ khiến cho TTCK sôi động, hấp dẫn các NĐT.

Tuy nhiên, sau bước khởi đầu ấn tượng, cho tới thời điểm hiện nay, VN-Index đã rớt xuống dưới ngưỡng 550 điểm. Tâm lý lo ngại của các NĐT đối với tháng 5 khiến nhiều người lo ngại.

Trên thực tế, đang có nhiều thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Thông tư 36, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền từ ngân hàng vào TTCK, khiến thị trường chao đảo một thời gian khá dài và vẫn có những tác động nhất định trong thời điểm hiện nay. Thông tư 200 thay đổi cách hạch toán doanh thu của doanh nghiệp BĐS, không cho phép hạch toán theo tiến độ khách hàng, có thể ảnh hưởng tới doanh thu lợi nhuận gộp của các đơn vị này, ảnh hưởng tới cổ phiếu BĐS.

Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi xu hướng thắt chặt quản lý nợ xấu theo chuẩn quốc tế của NHNN. Khả năng tăng giá xăng đang treo trên đầu cũng là một nhân tố có thể tác động tiêu cực tới TTCK. Còn dòng vốn vào thị trường eo hẹp, làn sóng IPO DNNN và xu hướng thoái vốn khỏi các DN ngoài ngành cũng lại đã và đang hút lượng tiền không hề nhỏ từ các nhà đầu tư tổ chức.

Một số công ty chứng khoán lo ngại về hiện tượng tâm lý bầy đàn có thể khiến giá cổ phiếu tụt giảm sâu, VN-Index xuống dưới 540 điểm. Mặc dù vậy, đánh giá về hiện tượng bán tháo đầu tháng 5, CTCK BSC cho rằng là xuất phát từ yếu tố tâm lý mang tính ngắn hạn và khuyến nghị NĐT theo trường phái giá trị lựa chọn vùng giá tốt để tích lũy. VDSC khuyến nghị NĐT hạn chế bán tháo.

TTCK Việt Nam đang phản ứng khá trái chiều so với diễn biến kinh tế vĩ mô. Ngân hàng HSBC cho rằng, con số tăng trưởng ngoạn mục những tháng đầu năm (6,03% trong quý I) phản ánh kinh tế Việt Nam khởi động năm 2015 với một vị thế mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu cao hơn. HSBC cũng vừa công bố chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất (PMI) tháng 4 của Việt Nam đạt mức cao nhất 4 năm. Những yêu cầu về sản xuất cao hơn dẫn đến tăng việc làm và sức mua. Cùng với đó, mức sụt giảm trong chi phí sản xuất và giá cả đầu ra cũng ghi nhận mức kỷ lục.

TTCK gần đây không thực sự hấp dẫn các NĐT do nguồn cung lớn, chất lượng DN vẫn còn là một vấn đề... Tuy nhiên, so với triển vọng kinh tế nói chung, TTCK dường như đang đi sau một bước. Điểm sáng lẻ loi trong những diễn biến gần đây có lẽ là ở chỗ, thanh khoản có dấu hiệu phục hồi ở những phiên giảm điểm và khối các NĐT nước ngoài đang đẩy mạnh giải ngân. Hôm 4/5, khối ngoại mua ròng gần 240 tỷ đồng và đang trở nên "tham lam" trong phiên ngày 5/5. Trong tháng 4, khối này cũng đã mua ròng hơn 1.800 tỷ đồng.

 Theo M.Hà
VEF


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”