1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hậu Giang:

Lão nông trồng khóm (dứa) trên đất phèn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm

(Dân trí) - Xuất thân trong gia đình nghèo nhưng với tính cần cù, chịu khó biết cách làm ăn, ông Dương Văn Thanh (68) tuổi ở ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến (TP. Vị Thanh, Hậu Giang) trở thành tỷ phú nhờ mô hình trồng khóm (dứa) trên đất phèn, hoang hóa.

Lập nghiệp từ bàn tay trắng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Ông Thanh sinh ra ở vùng đất Kiên Giang. Chỉ mới 16 tuổi đầu ông Thanh đã bắt đầu tham gia du kích rồi tiếp tục công tác Hỏa Lựu. Đến khi hòa bình, ông trở về với cuộc sống bình thường.
 
Ông Thanh kể: “Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi nhận thấy trình độ học vấn chưa cao nên trở về quê lập nghiệp. Sau đó, được nhà nước cấp cho 1,3 ha đất rừng để trồng trọt. Nhưng vùng nay xưa kia là rừng rậm, rắn rết, đất đai bị nhiễm phèn nặng nên ít ai dám vào đây để khai hoang, lập nghiệp. Nhà nghèo không đất vườn mà được Nhà nước cấp đất là vui sướng lắm rồi nên mình phải chịu khó để tìm cách mưu sinh”.

Từ khi có đất trong tay, ông bắt đầu ngày đêm cày xới, phát hoang cây cối, trồng hoa màu. Tuy nhiên, ông Thanh nhận thấy cây khóm phù hợp với vùng đất này nên ông lên liếp để trồng khóm. Dẫn chúng tôi ra tham quan vườn khóm bạt ngàn, ông Hai Thanh nói: “Cây khóm từ lúc trồng đến thu hoạch khoảng 18 tháng. Thời kì trước chưa ai trồng nên khóm được giá, ngoài ra còn kiếm được thu nhập từ việc bán con giống”. Sau vụ thu hoạch đầu tiên, ông đã tích góp được số tiền khoảng 8 triệu đồng để mua thêm 1,3 ha đất để mở rộng diện tích trồng khóm. 

Sau khi tìm hiểu, ông Thanh nhận thấy cây khóm rất phù hợp với vùng đất phèn 
Sau khi tìm hiểu, ông Thanh nhận thấy cây khóm rất phù hợp với vùng đất phèn 

Năm 1990, thấy việc đi buôn có lãi nên ông quyết định mua chiếc ghe 6 tấn để chở khóm đi bán lẻ khắp các tỉnh ĐBSCL và TP.Hồ Chí Minh. Việc làm ăn càng ngày càng phất lên và đem lại nguồn lợi nhuận kha khá nên ông Thanh quyết định mở cơ sở thu mua nông sản để vận chuyển, tiêu thụ khóm bằng đường xe.
 
Ông Thanh so sánh: Mở cơ sở thu mua nên mỗi ngày cơ sở tiêu thụ trên 100 tấn khóm, vận chuyển bằng đường xe vừa rút ngắn được thời gian, vừa tiết kiệm chi phí. Trước đây, đi buôn 7 ngày trở lên mà chỉ được 30 tấn khóm, còn bây giờ thì chỉ mất 1 ngày, một đêm mà vận chuyển cung cấp cả 100 tấn khóm cho nhà máy. Mỗi chuyến trừ chi phí thuê xe lãi trên 10 triệu đồng.

Hiện nay, hàng năm ông xuất bán trên 20.000 tấn khóm, thu nhập trên 60 tỷ đồng
Hiện nay, hàng năm ông xuất bán trên 20.000 tấn khóm, thu nhập trên 60 tỷ đồng

Thời đó, đường bộ chưa được mở rộng và thông suốt như bây giờ, để mua được khóm chỉ còn cách dùng ghe chở về cơ sở rồi dùng xe tải vận chuyển lên nhà máy bán. Sau bao năm thành công trong việc làm ăn, năm 1995 – 2000, cơ sở của ông vay 1,5 tỷ đồng để mua 3 xe tải loại 8 – 10 tấn, 5 chiếc ghe 20 – 40 tấn để phục vụ cho việc kinh doanh.

Năm 2003, ông Hai Thanh thành lập Doanh nghiệp tư nhân Dương Thanh, chuyên sản xuất và tiêu thụ mặt hàng nông sản chính là khóm. Việc làm ăn được thuận lợi, nhận thấy trái khóm rộng đầu ra nên năm 2006, ông quyết định ký hợp đồng để khai thác 100 ha đất của Trại giam Kênh Năm - Cục V26 - Bộ Công an để trồng khóm trong thời gian 20 năm. Ông Thanh nói thêm: “Vùng này đất phèn ngoài trồng khóm ra thì chẳng còn trồng được cây gì nữa. Để có được 100 ha cho trái như ngày hôm nay, tôi đã mất rất nhiều công sức cải tạo vườn tạp”.

Trở thành tỷ phú khóm vùng Hậu Giang

Tiếp đà thành công, năm 2009, ông tiếp tục thuê 100 ha đất của Công an tỉnh Hậu Giang để mở rộng diện tích. Chỉ 2 năm sau, nhận thấy nhu cầu của các tỉnh tuyến trên không có nguyên liệu nên ông quyết định lên Tây Ninh để thuê 20 ha đất để trồng khóm thí điểm và đến nay lợi nhuận mang lại tương đối nên ông dự định thuê tiếp 20 ha nữa để mở rộng vùng nguyên liệu.

Nói về kỹ thuật canh tác, ông Hai Thanh chia sẻ: Trước tiên cần làm hệ thống mương rộng 4 m và mặt liếp rộng 5m, sau đó xới đất cho bằng phẳng rồi mới trồng khóm. Mật độ trồng từ 20.000 – 25.000 chồi/ha, khoảng cách giữa các trồi là 50 x 50 cm, chú ý lựa chọn những chồi đồng đều về kích cỡ, trọng lượng. Khóm Cầu Đúc thường được trồng từ tháng 5 – 6 (dương lịch) để tận dụng nguồn nước mưa, giúp tiết kiệm chi phí. Khi xuống giống được 1,5 tháng thì tiến hành bón phân, chăm sóc. Nếu trời nắng thì tưới 2 lần/tháng. Bình quân 1 ha bón khoảng 1 tấn NPK chia làm 4 lần. Cây khóm phù hợp với đất phèn, càng hoang hóa trồng sẽ hiệu quả. Khó khăn nhất là việc lên liếp.
 
Ông Thanh bộc bạch, mặc dù đất phèn nhưng cũng có giới hạn và phải lên liếp đúng cách thì trồng khóm mới sống được. Trong lúc lên liếp nên lấy 4 – 5 tấc đất mặt cho hết sang một bên rồi múc lớp đất dưới đáy lên liếp, sau đó dùng 4  - 5 tấc đất mặt trước đó trải trên mặt liếp. Trồng khóm 7 năm nên tiến hành cải tạo bằng cách đổi đất và trồng mới.

Hiện nay doanh nghiệp của ông giải quyết công ăn việc làm cho hơn 60 công nhân lao động
Hiện nay doanh nghiệp của ông giải quyết công ăn việc làm cho hơn 60 công nhân lao động

Khoảng hơn 4 tháng xử lý ra hoa thì thu hoạch trái. Trọng lượng trái từ 1 – 2,5 kg, năng suất khóm bình quân từ 20 – 25 tấn/ha/năm. Khóm được chia làm 2 mùa, mùa thuận bắt đầu từ tháng 5 – 6 giá 2.000  - 3.000 đ/kg, còn mùa nghịch giá đắt 6.000 – 7.000 đ/kg.
 
Nói về việc xử lý khóm nghịch vụ, ông Thanh bật mí: “Muốn đổ khóm thu hoạch mùa nghịch chỉ cần bón phân cho trái với lượng nhiều hơn bình thường thì khóm sẽ qua giai đoạn đậu trái, nếu có chỉ một số ít.”

Hiện nay, với tổng diện tích trên 100 ha đất trồng khóm (năm 2013 ông Thanh đã trả 100 ha đất thuê của Công an tỉnh Hậu Giang) mỗi năm Doanh nghiệp tư nhân Dương Thanh bỏ mối cho các nhà máy chế biến ở ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… trên 20.000 tấn khóm, tính với doanh thu khoảng trên 60 tỷ đồng. Nhưng điều làm ông vui sướng nhất chính là tạo công ăn việc làm cho 30 - 60 lao động mỗi ngày với thu nhập từ 3 – 4,5 triệu đồng/tháng.

Hiện nay doanh nghiệp của ông giải quyết công ăn việc làm cho hơn 60 công nhân lao động
Dù tạo dựng được cơ ngơi tiền tỷ từ bàn tay trắng nhưng ông Thanh vui nhất là tạo được công ăn việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương

Để việc sản xuất mang lại hiệu quả, ông Thanh quyết định bỏ ra gần 3 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, đào kênh rãnh, xây dựng toàn bộ hệ thống đê bao khép kín, tráng lộ bê tông kiên cố bao trang trại để chủ động nguồn nước tưới tiêu cũng như vận chuyển khóm khi thu hoạch. Chính từ cách tính toán, sự cần cụ đã giúp ông Thanh trở thành tỷ phú khóm.
Nguyễn Hành – Nhân Nguyễn
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm