Khó tin: Cả phố dùng nước rửa bát chế từ... rác thải

Người dân trong khu phố bảo chị là người đàn bà mê rác thải. Những hôm không đủ rác, chị đi quanh phố xin rác mang về nhà chế biến nước rửa chén, nước lau nhà. Chị bảo, với chị, thấy rác là thấy tiền.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Học lỏm điều hay

Tên đầy đủ của “người đàn bà mê rác” là Trịnh Thị Hồng, ngụ tại tổ dân phố 5, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Trong ký ức, chị vẫn nhớ như in cơ duyên đưa chị đến với mô hình biến rác thải thành sản phẩm có ích. Chị kể, mô hình này chị học lỏm được khi dự chương trình tập huấn “Phát triển cộng đồng nghèo đô thị châu Á” tại Thái Lan vào năm 2012”.

Bắt đầu bắt gom rác để thử nghiệm, thời gian đầu, chị thất bại liên tục. Sau mỗi thất bại, chị lại rút ra được nhiều điều bổ ích. Cứ thế, việc thử nghiệm kéo dài suốt mấy tháng trời mới thành công.

Khó tin: Cả phố dùng nước rửa bát chế từ... rác thải
Nguyên liệu để chế biến rác thải thành dung dịch tẩy rửa gồm có rác thực vật, nước, đường và các thùng nhựa.
 
Khó tin: Cả phố dùng nước rửa bát chế từ... rác thải

Rác thực vật cắt ngắn khoảng 3 cm, trộn đều với những nguyên liệu còn lại ủ trong thùng kín 30 ngày.

Khó tin: Cả phố dùng nước rửa bát chế từ... rác thải

Sau 30 ngày, dung dịch được tách ra khỏi xác thực vật có màu vàng. Dung dịch sẽ được lọc qua bông gòn nhiều lần trước khi ủ thêm 45 ngày với các chế phẩm khử mùi và tạo màu.

Chị Hồng cho biết, nguyên liệu chế biến rác thành dung dịch tẩy rửa gồm 3kg rác thực vật (lá cây, rau, củ, quả,... ) rửa sạch, cắt ngắn khoảng 3 cm; 10 kg nước lã và 300 gram đường tinh bột trộn đều và ủ trong thùng kín 30 ngày. Kết thúc công đoạn này, sẽ thu được thứ dung dịch thô màu vàng, có thể dùng được ngay nhưng nhược điểm còn mùi khôi khó chịu.

Để khử mùi hôi và tạo màu, đem ủ thêm 45 ngày với các chế phẩm cà tím, nghệ tinh bột để cho ra dung dịch rửa chén và lau nhà hoàn hảo. Đây là công đoạn khó khăn nhất, đến nay mới chỉ có chị Hồng xử lý thành công.

Theo chị Hồng, biến rác thải thành dung dịch tẩy, rửa rất hữu ích đối với mọi gia đình, vừa tiết kiệm chi phí vừa lợi cho sức khỏe. Quan trọng hơn, thông qua mô hình này, người dân chung tay thu gom rác thải qua đó làm môi trường sống sạch sẽ hơn.

Nhân rộng bí quyết

Với những hiệu quả to lớn từ mô hình xử lý thành sản phẩm có ích nhưng chị Hồng không giữ bí mật cho riêng mình mà đem công thức này tập huấn cho các chi hội phụ nữ trên địa bàn phường Hòa Minh. Đến nay, toàn phường Hòa Minh có 31 chi hội đều biết cách chế biến rác thải thành chất rửa chén và lau nhà.

Bà Huỳnh Thị Lệ, Chủ tịch Hội LHPN phường Hòa Minh, cho hay: “Quy trình chế biến từ rác thải thành dung dịch tẩy rửa không phức tạp nên chúng tôi đã mở các lớp tập huấn cho chị em phụ nữ trong phường, sắp tới sẽ giới thiệu ở quy mô thành phố”.

Sản phẩm dung dịch rửa chén và lau nhà hoàn thành sau 75 ngày chế biến.

Sản phẩm dung dịch rửa chén và lau nhà hoàn thành sau 75 ngày chế biến.

 
Các chế phẩm do chị Hồng tạo ra có thể rửa chén, lau nhà và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

Các chế phẩm do chị Hồng tạo ra có thể rửa chén, lau nhà và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

 
Các chế phẩm do chị Hồng tạo ra có thể rửa chén, lau nhà và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

Không chỉ xử lý rác thải thành sản phẩm có ích, chị Hồng còn làm đơn xin thành lập tổ hợp tác xử lý rác thải để giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Theo chị Bùi Thị Kim Vân - một người dân sống tại phường Hòa Minh, rau quả thừa trước đây mọi người vứt khắp nơi, lá cây cũng rụng đầy đường. Từ khi học được mô hình của chị Hồng, người dân đã tự động gom rác. Mỗi gia đình trang bị vài thùng nhựa để ủ rác. Ủ xong giai đoạn đầu thì đưa dung dịch này đến nhờ chị Hồng chế ra thành phẩm đem về dùng.

“Từ hơn 1 năm nay gia đình tui không tốn tiền mua các chất tẩy rửa bằng hóa chất. Rác thải thu gom rất sạch sẽ. Sử dụng dung dịch do chị Hồng chế ra an toàn cho da tay nên tôi rất yên tâm” - chị Vân cho biết.

Hiện chị Hồng đang đề xuất lên chính quyền xin thành lập “Tổ hợp tác” để mở rộng mô hình xử lý rác thải thành sản phẩm có ích. “Tổ hợp tác” này sẽ có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm dung dịch nước rửa chén, dung dịch lau nhà, giải quyết việc làm cho 13 lao động tại địa phương, góp phần bảo vệ môi trường trong khu dân cư.

“Mô hình biến rác thải thành dung dịch rửa chén và lau nhà do chị sáng chế đang được một tổ chức phi chính phủ của Đức quan tâm. Sắp tới, tổ chức này sẽ sang Việt Nam để đánh giá lại hiệu quả để có hướng hỗ trợ nhân rộng” - chị Hồng nói.

Theo bà Lệ, do chưa đăng ký giấy chứng nhận sản xuất kinh doanh nên sản phẩm chưa bán ra thị trường. Trước mắt, Hội phụ nữ phường Hòa Minh sẽ phối hợp với chị Hồng lập các quầy bán sản phẩm trên địa bàn. Bên cạnh đó, Hội sẽ kêu gọi chị em, các cấp đoàn thể sử dụng sản phẩm làm quà tặng cho người thân, bạn bè để quảng bá rộng rãi đến mọi gia đình.

Theo Lê Minh - VT
VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”