Hoang tàn tháp nghìn tỷ trơ xương trên vành đai 3 Hà Nội

Trái ngược với cảnh nhộn nhịp công trường, dự án đi vào hoạt động thì không ít toà nhà trên vành đai 3 đường Phạm Hùng đang bỏ hoang, ngừng thi công nhiều năm liền.

Dự án nghìn tỷ bỏ hoang

Cạnh toà nhà nhà Keangnam, tòa tháp Vicem Tower cao 31 tầng, Trung tâm điều hành và Giao dịch Xi măng Việt Nam (Vicem Tower) có chức năng làm trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và kinh doanh thương mại, mấy năm nay nằm im lìm sau khi đã được xây dựng hoàn thiện phần thô.

Khởi công năm 2011, dự kiến hoàn thành năm 2014 nhưng đến nay, Vicem Tower mới chỉ xây xong phần thô. Dự án được xây dựng trên diện tích 8.476m2 và có tổng vống đầu tư lên đến 2.000 tỷ đồng. Theo thiết kế, dự án có 31 tầng nổi, 4 tầng hầm, diện tích sàn xây dựng khoảng 80.000m2, đáp ứng 200 chỗ đỗ xe ô tô ngầm.


Toà tháp cao bỏ hoang nhiều năm nhiều (Ảnh:Tuấn Linh)

Toà tháp cao bỏ hoang nhiều năm nhiều (Ảnh:Tuấn Linh)

Đối diện Vicem Tower, tòa Apex Tower thậm chí còn được triển khai từ năm 2008, đang trong giai đoạn hoàn thiện, cũng bị “đắp chiếu”. Với tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, dự án do CTCP Tòa nhà Cavico làm chủ đầu tư và được thiết kế bởi Tập đoàn RDC Worldwilde PTE Singapore.

Tòa nhà gồm 27 tầng nổi và 3 tầng hầm có diện tích 2.400 m2, trong đó, khối đế thương mại 6 tầng và 21 tầng văn phòng. Tổng diện tích sàn xây dựng 40.000 m2, trong đó diện tích cho thuê khoảng 26.000 m2. Dự kiến, dự án được hoàn thành vào quý II/2012 cho đến nay vẫn nằm bất động.

Một dự án khác được kỳ vọng khá lớn ở khu vực này nhưng tới nay vẫn là bãi đất hoang là Diamond Rice Flower (tên cũ là Lotus Hotel). Dự án xây dựng trên khu đất vàng 4,2ha ngay góc Phạm Hùng - Đỗ Đức Dục, cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia.


 Công trình có nhiều sai phạm

Công trình có nhiều sai phạm

Tháp văn phòng bỏ hoang (Ảnh: Tuấn Linh)
Tháp văn phòng bỏ hoang (Ảnh: Tuấn Linh)

Khu đất này được UBND TP. Hà Nội giao cho Tập đoàn Kinh Bắc từ năm 2009 sau khi chủ đầu tư cũ là Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) rút lui do khó khăn về tài chính. Kế hoạch ban đầu của Kinh Bắc là xây dựng tổ hợp gồm một toà tháp 100 tầng (cao khoảng 400m), một tòa cao 80 tầng (cao 320m) và một tòa 15 tầng, với các hạng mục hỗn hợp gồm trung tâm thương mại, vườn treo và khách sạn 6 sao. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, Kinh Bắc sau đó đã xin điều chỉnh quy hoạch thành khu phức hợp, sàn thương mại nhà với 3 tòa, quy mô chiều cao giảm xuống khoảng một nửa. Được biết, ông Đặng Thành Tâm từng chia sẻ không thể việc triển khai tháp 100 tầng do gặp không ít khó khăn về tài chính.

Một dự án khác cũng qua tay nhiều chủ và bất động tới nay là Nam Đàn Plaza. Ban đầu, khu đất 9.584m2 dự án Nam Đàn Plaza được giao cho Công ty Xuyên Thái Bình Dương để làm nhà tang lễ. Tuy nhiên, tháng 11/2006 khu đất được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất sang thành dự án tổ hợp khách sạn, thương mại, văn phòng cao cấp.

Số phận bi đát của Nam Đàn Plaza (ảnh:Tuấn Linh)
Số phận bi đát của Nam Đàn Plaza (ảnh:Tuấn Linh)

Từ đó đến nay, Nam Đàn Plaza vẫn bất động và có số phận hết sức éo le, như một “cái dớp” gắn liền với con đường tù tội của nhiều đại gia địa ốc, và nay là Trịnh Xuân Thanh.

Cuộc đua đổi chủ

Cách đây không lâu, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc chuyển nhượng 100% vốn góp (1.500 tỷ đồng) tại Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen cho một đối tác khác là Công ty cổ phần Đầu tư Mặt trời mọc tại Diamond Rice Flower. Như vậy, với việc chuyển nhượng vốn tại Hoa Sen, Kinh Bắc sẽ không thực hiện dự án bông lúa nữa.

Một dự án khác khá đình đám về đổi chủ là Keangnam Landmark Towers. Năm 2016, thương vụ bán tòa nhà Landmark 72 đã gây chấn động sau khi Keangnam Enterprises rơi vào khó khăn trầm trọng mà một trong những nguyên nhân là vay nợ quá lớn để xây dựng dự án tại Việt Nam.

 Khu đất vàng đổi chủ (Ảnh:Tuấn Linh)
Khu đất vàng đổi chủ (Ảnh:Tuấn Linh)

Tổng số nợ Keangnam vay để xây dựng tòa tháp Landmark 72 vào năm 2012 là 600 tỷ Won - tương đương 510 triệu USD. AON Holdings được cho là đã trả khoảng 450 tỷ Won để mua lại khoản nợ này. Sau nhiều lùm xùm, AON Holdings, một tập đoàn tài chính của Hàn Quốc, sẽ trở thành ông chủ mới của tòa tháp này.

Quỹ VinaLand (VNL), một quỹ đóng chuyên đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam và do Tập đoàn VinaCapital đã thoái toàn bộ vốn khỏi dự án Times Square nằm trên đường Phạm Hùng cho Công ty Elite Capital Resources Limited sau gần 1 thập kỷ gần như bất động, và thu về số tiền 41 triệu USD.

Theo Duy Anh
VietnamNet

Hoang tàn tháp nghìn tỷ trơ xương trên vành đai 3 Hà Nội - 6