Hé lộ “cực phát triển mới” của du lịch Nghệ An

(Dân trí) - Nói tới du lịch biển Nghệ An là nói tới Cửa Lò, Bãi Lữ… nhưng vẫn còn đó những vùng đất giàu tiềm năng nhưng chưa được phát triển xứng tầm, Hoàng Mai là một trong số đó. Với định hướng đưa du lịch trở thành 1 trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thị xã “cửa ngõ phía Bắc” Nghệ An đang đón những dòng vốn chất lượng đổ vào lĩnh vực này.

Du lịch động lực phát triển mới

Không chỉ sở hữu vị trí đắc địa khi nằm giữa hai đô thị lớn Thanh Hóa- Vinh, tiếp giáp khu kinh tế Nghi Sơn, vùng Phủ Quỳ, Thị xã Hoàng Mai còn có lợi thế lớn về giao thông khi có quốc lộ 1A, QL36, đường sắt Bắc Nam và hệ thống đường thủy nội địa chạy qua. Thị xã này cũng đang là cửa ngõ nối Bắc Trung bộ với Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan. Hoàng Mai cũng được Chính phủ xác định là đô thị tạo động lực của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và là một trong ba cực tăng trưởng của Nghệ An. Những năm qua Hoàng Mai luôn là một trong những đô thị phát triển nhanh nhất của tỉnh Nghệ An.

Hé lộ “cực phát triển mới” của du lịch Nghệ An - 1
Biển Quỳnh với bờ cát trải dài tuyệt mỹ đang chờ “đánh thức” tiềm năng

Đây cũng là vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch với 6 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 5 di tích cấp tỉnh trong đó có đền Cờn (Quỳnh Phương) - một trong tứ linh tự thiêng bậc nhất xứ Nghệ. Cùng với các di tích lịch sử văn hoá, vùng ven biển Hoàng Mai có nhiều lễ hội dân gian, truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được những nét văn hoá riêng từng vùng miền, tái hiện lại những phong tục, tập quán gắn với cuộc sống của người dân vùng biển, có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch như: Lễ hội Đền Cờn, Đền Hạ, Đền Phùng Hưng, Đền Xuân Hòa… Người dân Hoàng Mai còn lưu giữ nhiều làn điệu dân ca hò vè, hát ví giặm, ca trù… Nơi đây cũng có nhiều đặc sản, món ăn ngon, hấp dẫn khách du lịch như: tôm, cua, ghẹ, mực, cá thu, canh lá lằng… có làng nghề truyền thống nước mắm Quỳnh Dị, nghề đóng thuyền Quỳnh Lập.

Đặc biệt, Hoàng Mai có thế mạnh về du lịch biển với 18km bờ biển hoang sơ trải dài từ bãi Quỳnh Lập, Quỳnh Phương tới Quỳnh Liên. Dọc bờ biển có nhiều khu rừng tái sinh, rừng phi lao xanh tốt, cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành thuận lợi để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, công viên biển…

Ngoài ra còn phải kể tới hồ Vực Mấu, hồ Đồi Tương, hồ Khe Bung, hang Hỏa Tiễn và khoảng 10 hồ đập lớn nhỏ… trong đó Hồ Vực Mấu là một trong những công trình hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Nghệ An bắt đầu xây dựng từ năm 1978 với diện tích hồ rộng trên 1.000 ha với dung tích hơn 40 triệu m3 đang được quy hoạch thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Với tiềm năng sẵn có cùng định hướng đưa du lịch trở thành một trong những mũi nhọn Hoàng Mai đang “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư rón vốn vào các dự án du lịch tầm cỡ để cùng các sản phẩm du lịch hấp dẫn có sức cạnh tranh như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái kết hợp du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch văn hóa ẩm thực, du lịch kết hội nghị, hội thảo (Mice)…

Vóc dáng một đô thị nghỉ dưỡng biển đang hình thành

Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đô thị loại III vào năm 2020 và được công nhận là đô thị loại III trước năm 2025 và với chức năng chủ đạo của đô thị là công nghiệp - thương mại dịch vụ - du lịch, Hoàng Mai đã hoạch định 3 vùng không gian phát triển gồm vùng phát triển công nghiệp, vùng phát triển du lịch và vùng trung tâm (phát triển theo mô hình đô thị thông minh).

Hoàng Mai cũng đang là điểm sáng trong thu hút đầu tư, nếu tính từ 2001 đến cuối 2018 Hoàng Mai thu hút 193 dự án và diện tích thuê đất hơn 1.800ha đầu tư trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, trong đó nhiều dự án lớn đã đi vào sản xuất ổn định, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước như: Nhà máy Tôn Hoa Sen, nhà máy may Vinatex, tổ hợp thương mại, dịch vụ khách sạn Mường Thanh Hoàng Mai… Mới đây, Tổng Công ty TNHH Mepcom Offshore and Marine (Singapore) đã làm với tỉnh Nghệ An về việc xin đầu tư liền 3 dự án lớn: Dự án Cảng biển Đông Hồi, Khu công nghiệp Đông Hồi, dự án Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1.

Hé lộ “cực phát triển mới” của du lịch Nghệ An - 2

Khu đô thị Long Thành có lợi thế 3 mặt giáp sông và ở gần hầu hết danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thị xã Hoàng Mai

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về phát triển đô thị, Hoàng Mai cần quan tâm xây dựng đô thị nén - sinh thái (Eco-compact City), tạo lập bản sắc đô thị và thương hiệu đô thị; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hoàn chỉnh; bảo đảm an toàn giao thông đô thị, nhất là trên trục QL1A…

Vóc dáng một đô thị nghỉ dưỡng biển đang hìn thành là tiền đề thuận lợi cho BĐS Hoàng Mai có sự thay đổi về chất và lượng, để đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển, đô thị hóa của Thị xã trong tương lai