Hàng Tết “đói” khách vẫn quen thói tăng giá

Mặc dù ế ẩm, “đói” khách, nhưng tại một số chợ đầu mối và chợ lẻ trên địa bàn Hà Nội như chợ Hôm, Đồng Xuân, Nghĩa Tân, Cổ Nhuế, Đồng Xa… , giá một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết vẫn tăng mạnh.

Tăng giá “hóng” Tết

 

Ghi nhận của PV tại một số chợ, nhiều mặt hàng giá đã tăng thêm 20-30% so với ngày thường.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Điều tra đặc biệt:Siêu thị thừa nhận bán rau bẩn "đổi đời"

Doanh nghiệp lo ngắn, quên dài

 

Tại chợ đầu mối Đồng Xuân, hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán như thực phẩm khô, bánh mứt kẹo... hiện đã tràn ngập chợ. Các quầy hàng đang chào bán giá măng lưỡi lợn 230.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg; măng vầu búp 220.000 đồng/kg; tăng 20.000 đồng/kg; măng mầm loại ngon 260.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg.

 

Tương tự, một số loại nấm giá hiện tại giá cũng được đẩy tăng thêm từ 30.000-40.000 đồng/kg. Cụ thể, nấm hương rừng 330.000 đồng/kg, nấm trắng loại 2 có giá 380.000 đồng/kg, loại 1 giá 480.000 đồng/kg...

 

Các loại hạt như: hạt bí ta loại nhỏ giá 150.000 đồng/kg, loại to giá 160.000 đồng/kg, hạt điều giá 200.000 đồng/kg, hạt dẻ 280.000 đồng/kg, hạt hướng dương giá từ 60.000-80.000 đồng/kg. Các loại mứt hạt sen, mất dừa dẻo, mứt bí, mứt hồng khô tăng khoảng 10-15%.

 

Hàng Tết “đói” khách vẫn quen thói tăng giá
Mặc dù chịu cảnh ế ẩm, đói khách nhưng các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết vẫn rủ nhau tăng giá mạnh

 

Lý giải về vấn đề hàng hóa tăng giá mạnh, hầu hết tiểu thương tại các chợ bán buôn bán lẻ đều cho rằng, do năm nay thời tiết bất lợi, bão lũ liên tục khiến nhiều loại thực phẩm bị thiệt hại nặng nề nên giá cả thị trường chịu nhiều tác động. Giá nhập một số mặt hàng khô đã bắt đầu tăng từ cuối tháng 11/2003 (cuối tháng 10 âm lịch).

 

Bà Nguyễn Thị Nga, tiểu thương tại chợ Đồng Xuân còn dự đoán, đến sát Tết, giá hàng hóa có thể tăng thêm khoảng 10% nữa.

 

Theo bà Vũ Thanh Thủy, Phó phòng quản lý chợ Đồng Xuân, thời điểm này, hàng hóa bắt đầu tăng giá. Đặc biệt, càng gần Tết, thì giá cả càng có nhiều biến động, dự kiến năm nay, số lượng hàng hóa phục vụ Tết sẽ nhập với giá cao hơn, người tiêu dùng cần cân nhắc để lựa chọn sắm Tết cho mình vào thời điểm phù hợp, để có giá cả và chất lượng tốt.

 

Với mặt hàng bia, nước giải khát dịp này cũng đua nhau tăng giá “hóng” Tết mặc dù sức mua chưa tăng mấy.

 

Theo các chủ cửa hàng bia, một số đại lý bia, nước ngọt đợt này đã thông báo giá tăng lên khoảng 10.000 đồng/thùng nên giá bán lẻ cũng phải tăng theo. Một số loại như bia 333, bia Sài Gòn còn tăng khá cao, hơn 10.000 đồng/thùng.

 

“Đói” khách vì dân ngại hàng chợ?

 

Ngoài chuyện tăng giá, tiểu thương tại các chợ bán buôn bán lẻ cũng thừa nhận hàng Tết vẫn đang chịu cảnh “đói” khách mặc dù chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

 

Bà Phương, chủ một quầy hàng thực phẩm khô tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Những năm trước, tuy không phải chen chân mua hàng như những ngày cận Tết, song, vào thời điểm này người dân cũng nhộn nhịp mua sắm. Còn năm nay, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết mà khách đi qua chỉ thấy hỏi giá tham khảo chứ chẳng có mấy người mua”.

 

Ghi nhận tại các chợ bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, mặt hàng thực phẩm khô, bánh kẹo, bia rượu, nước ngọt... đã được tiểu thương nhập về xếp đầy quầy kệ. Tuy nhiên, khách mua hàng lại khá èo uột, tiểu thương bán hàng thay vì “mướt mồ hồi” để kịp lấy hàng và tính tiền cho khách thì nay vẫn rảnh tay để ngồi đọc báo, thêu thùa.

 

“Tiểu thương ở chợ đều nhận định, hàng hóa ế ẩm là do kinh tế khó khăn, lương thưởng giảm sút, người dân thắt chặt chi tiêu nên chưa mua hàng sớm và phải đến cận Tết thì sức mua sẽ tăng lên”, chị Nguyễn Thị Thương, tiểu thương chợ Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.

 

Trái ngược với nhận định của tiểu thương tại các chợ, chị Hà Linh ở Nguyễn Biểu (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Không phải người dân khó khăn mà sắm Tết muộn, năm nay để tránh tăng giá người dân còn mua thực phẩm khô về trữ hàng ăn Tết từ rất sớm. Nhưng thay vì mua ngoài chợ như mọi năm, giờ đây người dân vào siêu thị, đặt hàng quê hay mua thực phẩm sạch nhiều hơn”.

 

Chị Linh cho hay, hàng hóa thực phẩm ngoài chợ không đảm bảo, hàng trong nước thì không nhãn mác, không nơi sản xuất, không hạn sử dụng, hàng nhập khẩu phần lớn lại là hàng Tàu. Giá mặc dù có rẻ nhưng sợ độc hại nên chị ngại mua hàng chợ.

 

Cùng chung suy nghĩ với chị Linh, bác Nguyễn Quỳnh Chi (Trương Định, Hoàng Mai) cũng cho hay năm ngoái sắm Tết bác mua hàng hóa ngoài chợ là chủ yếu. Nhưng năm nay, thực phẩm khô bác về quê đặt mua còn bánh kéo thì vào siêu thị sắm.

 

Bác Chi chia sẻ: “Ở chợ giờ hàng hóa Trung Quốc, hàng không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng tràn ngập. Nhiều khi hàng Trung Quốc còn đội lốt hàng Việt, hàng Thái, nhất là vào thời điểm Tết bánh kẹo Trung Quốc, rau củ Trung Quốc lại ồ ạt về chợ. Thứ nào ở chợ không sợ bẩn cũng sợ bị tẩm ướp hóa chất nên tôi ngại mua”.

 

Thực tế, bên cạnh chuyện thắt chặt chi tiêu thì việc người dân ngại mua hàng ở chợ cũng là một trong những lý do khiến hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết ế ẩm ngay cả khi mùa mua sắm Tết đã bắt đầu.

 

Theo Bảo Hân

VEF
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm