Hà Nội

Giới làm ăn hốt bạc trên khúc sông đau khổ

(Dân trí) - Ngoài ổ "cát tặc" vừa bị lực lượng công an phát hiện, đoạn sông Hồng qua huyện Phúc Thọ (Hà Nội) còn là nơi các lò gạch ngày đêm nhả khói, và một bến đò "tử thần" khiến người đi đò nơm nớp.

“Cát tặc”… xúc của trời đem đi bán

Chuyện “cát tặc” lộng hành ở khu vực huyện Phúc Thọ đã xảy ra từ nhiều năm. Trước khi có chiến dịch truy quét của Bộ công an, khúc sông ở xã Vân Nam đêm ngày rầm rập những chuyến tàu hút cát, những chuyến xe tải chở đất, cát đem đi bán một cách công khai.

Hoạt động rầm rộ nhất phải kể đến giai đoạn cuối năm 2013, đầu năm 2014, tại khu vực sông Hồng, giáp ranh giữa xã Vân Nam với xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ) liên tục có nhiều tàu hút cát công suất cao ngày đêm khai thác cát trái phép.

Bãi sông Hồng ở huyện Phúc Thọ tan hoang vì nạn cát tặc

Bãi sông Hồng ở huyện Phúc Thọ tan hoang vì nạn cát tặc

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tiết lộ gây sốc của tên không tặc vụ 11/9

* Mỹ cấm vận Nga: Cuộc chơi ngư ông đắc lợi?

* Một phó giám đốc bị dọa tung clip sex

* Việt Nam chưa thoáng với "hai lúa" làm thiết xa như… Campuchia

* Từ 1/12, Ga Sài Gòn bán vé tàu Tết Ất Mùi cho hành khách lẻ

* “Chất vấn” 3 Bộ trưởng về việc nên “ở nhà” hay “chạy ra đường”

Tại bãi nổi là đất canh tác của người dân cụm 1, thôn Vĩnh Khang, một số đối tượng còn công khai mang máy xúc đến múc đất, cát cả ngày lẫn đêm chở đi bán. Cán bộ xã Vân Nam đã từng đến ngăn chặn nhưng các đối tượng ngang nhiên thách thức, chống đối lực lượng chức năng. Thậm chí, các đối tượng này sau đó đe dọa sẽ gây tai nạn cho các cán bộ xã và người thân của họ…

Hậu quả của việc cát tặc lộng hành trong nhiều năm là tình trạng đất đai hai bên bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Theo phản ánh của người dân xã các xã như Vân Phúc, Vân Nam, Vân Hà...thì trước đây, các xã này đều có những bãi trồng hoa màu lớn ở ven sông. Kể từ khi cát tặc lộng hành, đất đai đã dần dần bị thu hẹp.

“Đất đai ở ven khúc sông này hầu như đoạn nào cũng bị lở, chỗ ít thì vài chục mét, chỗ nhiều thì lên tới hàng trăm mét,” một người dân xã Vân Nam nói.

Sau khi báo chí vào cuộc phản ánh những sai phạm nghiêm trọng, vào đầu tháng 11 vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, hơn 200 cảnh sát thuộc Tổng cục Cảnh sát về xử lý hành chính, trật tự xã hội, Cục Cảnh sát đường thủy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và lực lượng địa phương đã bao vây, triệt phá hoạt động khai thác cát trái phép quy mô lớn trên sông Hồng trên địa bàn này.

Theo đó, hơn 30 đối tượng liên quan đến các hành vi khai thác cát trái phép và hoạt động bảo kê, cưỡng đoạt tài sản đã bị bắt giữ. Cùng ngày, cơ quan công an đã khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng. Nhiều sổ sách, hung khí và các tang vật liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật đã bị thu giữ. Theo đánh giá của cơ quan công an, ổ nhóm tội phạm khai thác cát trái phép vừa bị triệt phá đã hoạt động từ nhiều năm nay.

Mặt khác, cơ quan chức năng cho biết, hoạt động khai thác cát lậu trên diễn ra trong thời gian dài, có sự "bảo kê" và lợi dụng địa bàn giáp ranh giữa huyện Phúc Thọ và huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Hoạt động khai thác núp bóng dưới vỏ bọc của Công ty cổ phần thương mại Vân Phúc (giấy phép hoạt động là nạo vét, cứu cạn…). Trước đây công ty này có tên gọi khác nhưng sau nhiều lần bị báo chí phản ánh đã đổi tên nhằm qua mặt cơ quan chức năng.

Bến đò “tử thần”, lò gạch nhả khói

Không chỉ là lãnh địa lộng hành của “cát tặc” khu vực sông ở Vân Nam (Phúc Thọ, Hà Nội) còn tồn tại bến đò Vân Phúc hoạt động sai quy định. Các chuyến đò chở người dân đều không đảm bảo các quy chuẩn an toàn và còn ngang nhiên chở ô tô, xe tải chở gạch của các lò gạch trên bãi bồi qua sông bất chấp nguy hiểm rình rập.

Bến đò Vân Phúc vẫn hoạt động bất chấp sai quy định đảm bảo an toàn

Bến đò Vân Phúc vẫn hoạt động bất chấp sai quy định đảm bảo an toàn

Khách lên đò không mặc áo phao theo quy định

Khách lên đò không mặc áo phao theo quy định

Khách lên đò không mặc áo phao theo quy định

Những chuyến đò chở cả ô tô tải trọng lớn dù không được cấp phép, phần lớn các ô tô tải này đều chở gạch từ các lò sản xuất ngay trên bãi sông

Ghi nhận thực tế tại bến đò Vân Phúc, hàng ngày có hàng trăm lượt tàu, thuyền chở người qua lại, các chủ tàu đều trang bị áo phao, phao cứu sinh, theo kiểu “hình thức”, không hướng dẫn hành khách mặc áo phao khi xuất bến. Bến đò không có chức năng vận chuyển ôtô nhưng hàng ngày vẫn vô tư chở hàng chục xe loại 4 chỗ, 7 chỗ, xe tải 3,5 tấn qua sông Hồng cùng với hàng trăm lượt người bất kể mưa lũ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, bến đò Vân Phúc được Sở GTVT Hà Nội cấp phép hoạt động ngày 5/2/2013 và hết hạn vào ngày 15/1/2014. Sau khi hết hạn, bến đò Vân Phúc chưa được cấp giấy phép mới nhưng hàng ngày chủ đò vẫn lén lút hoạt động bất chấp quy định. Bến đò Vân Phúc chở cả xe ôtô qua sông, mặc dù giấy phép cấp trước đó không có chức năng vận chuyển xe ôtô.

UBND huyện Phúc Thọ từng thành lập đội thường trực gồm 42 cán bộ thuộc các phòng ban: Phòng Quản lý đô thị, Công an huyện, Đội Thanh tra GTVT, UBND xã Vân Phúc, Vân Nam, Thanh tra giao đông thủy nội địa chia thành 3 ca lập chốt trực 24/24 giờ tại khu vực bến khách Vân Phúc ngăn chặn chủ bến hoạt động lén lút.

Bên cạnh đó, tại các khu vực bãi bồi sông Hồng ở huyện Phúc Thọ, người dân có phản ánh về việc hoạt động trở lại của các lò gạch khiến môi trường bị ô nhiễm. “Họ nói là lò gạch công nghệ cao, không khói nhưng hàng ngày, chúng tôi vẫn chứng kiến những cột khói cao bốc lên từ các lò gạch, như vậy môi trường vẫn bị ô nhiễm”, một người dân cho biết.

Khói từ các lò gạch nhả lên bầu trời tại khu vực huyện Phúc Thọ (Hà Nội)

Khói từ các lò gạch nhả lên bầu trời tại khu vực huyện Phúc Thọ (Hà Nội)

Qua ghi nhận thực tế tại khu vực bãi nổi xã Cẩm Đình đầu tháng 11/2014, các lò gạch ở xã này vẫn tiếp tục hoạt động, những cột ống lò gạch vẫn thổi bụi khói lên bầu trời. Khảo sát tại một lò gạch “khủng” của Công ty Nguyễn Hưng, đơn vị được UBND huyện Phúc Thọ cho thuê 40ha đất để thực hiện mô hình V-A-C và sản xuất gạch ở xã Cẩm Đình cho thấy, phía bên ngoài lò gạch được chăng dây thép kín mít, bên trong khu xưởng, các công nhân dùng xe ba bánh chở gạch, những cột khói từ công ty này vẫn bốc cao. Bên ngoài phần đất do công ty này quản lý, rải rác lò gạch thủ công vẫn còn dấu vết của sự hoạt động.

Một lò gạch hoạt động tại xã Cẩm Đình (Phúc Thọ, Hà Nội)

Một lò gạch hoạt động tại xã Cẩm Đình (Phúc Thọ, Hà Nội)

Những hàng gạch xếp bên ngoài

Những hàng gạch xếp bên ngoài

Những chuyến xe tải chở gạch trọng tải lờn chạy rầm rập cả ngày

Những chuyến xe tải chở gạch trọng tải lờn chạy rầm rập cả ngày

Bên cạnh đó, các tuyến đường chính ở khu vực này cũng chìm trong khói, bụi và liên tục bị “hành hạ” bởi hàng trăm xe chở gạch trọng tải lớn hoạt động. Nơi đây vẫn sầm uất và mù mịt như một đại công trường…

Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Nguyễn Hưng kinh doanh lò gạch ở huyện Phúc Thọ cho hay rằng, các lò gạch do đơn vị này thi công đã thực hiện chuyển đổi công nghệ xử lý khói đầy đủ và đã được cấp phép, một số lò gạch thủ công trước đây tồn tại giờ đã phá bỏ và trở thành nơi trồng chuối. Về các cột khói vẫn bốc lên nghi ngút, đại diện công ty cho biết đã dùng các công nghệ để xử lý khói nên không ảnh hưởng gì. 

Khói bụi đêm ngày tại nhà máy gạch ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống người dân quanh khu vực

Khói bụi đêm ngày tại nhà máy gạch ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống người dân quanh khu vực

Lê Tú

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”