1. Cuộc thi viết
  2. Bài dự thi

Ứng dụng triết lý giáo dục tận gốc - đồng bộ nhận thức doanh nghiệp

"Ứng dụng triết lý giáo dục tận gốc - đồng bộ nhận thức doanh nghiệp' là bài dự thi của tác giả Trần Thị Thùy Trang đến từ Hà Nội:

Nội dung sáng kiến

Lý do ra đời 

Doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần khẳng định vị thế Quốc gia. Để vững mạnh nền kinh tế, khẳng định vị thế Quốc gia, Doanh nghiệp cần xác định trách nhiệm xã hội và hướng tới xây dựng doanh nghiệp bền vững, trường tồn.

Hiện nay, Thực hành ESG (là thực hành ở 3 khía cạnh: Môi trường - Xã hội - Quản trị) là một yêu cầu tất yếu, một sân chơi phải tham gia để doanh nghiệp gánh vác được trách nhiệm xã hội và khẳng định vị thế quốc gia chứ không phải là một lựa chọn.

Ba khía cạnh như thế kiềng 3 chân, rất vững chãi. Ở mỗi chân kiềng, để thực hành tốt, là kết quả của nhiều mảnh ghép ở mỗi khía cạnh. 3 chân kiềng này bổ trợ, thúc đẩy tạo nên sức mạnh tổng hợp nội tại để tận dụng được sức mạnh của bên ngoài từ chính sách trong nước tới bối cảnh kinh tế thế giới.

Quan sát thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu thực hành ESG như một sự khẳng định cho thực tiễn này. Sáng kiến thực hành ESG có ý nghĩa thực tiễn lớn, giúp các doanh nghiệp thực hành tốt, hiệu quả, giúp cho sự phát triển; là nền tảng cho sự bền vững - trường tồn của doanh nghiệp.

Sáng kiến này sẽ tập trung vào góp phần thực hành khía cạnh xã hội, làm mạnh nội tại doanh nghiệp với đề xuất: Xây dựng con người để con người phát triển kinh doanh thông qua ứng dụng triết lý giáo dục tận gốc - đồng bộ nhận thức doanh nghiệp. Vì sao sáng kiến muốn tập trung vào xây dựng con người? Bởi phát triển hay trường tồn thì con người là gốc. "Thành - Trụ - Hoại - Diệt" của một tổ chức, được chi phối chủ yếu bởi yếu tố con người.

Ý tưởng này xuất phát từ quan sát thực tiễn nhu cầu của doanh nghiệp, lỗ hổng hiện tại của Doanh nghiệp về công tác nhân sự, chất lượng nhân sự, tình trạng chảy máu nhân sự trưởng thành, tình trạng nhân sự cũ tiềm ẩn rủi ro với bí mật doanh nghiệp - tài sản trí tuệ doanh nghiệp (đặc biệt trong thời đại thông tin phẳng). Đồng thời nhiều doanh nghiệp, để nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy bền vững đã chi phí lớn dành cho đào tạo, cho kiện toàn nhân sự. Nhưng thực tế kết quả đạt được chưa như mong đợi.

Bên cạnh đó, từ góc độ công tác quản trị nhân sự, bài toán phát huy tiềm năng nhân sự vẫn đang loay hoay dù chi phí cho đào tạo nhân sự hàng năm lớn.

Điều này tạo ra một nhu cầu cấp thiết, cần phải giải bài toán về con người, để con người làm kinh doanh thực sự, đảm bảo sự bền vững, hướng đến trường tồn của doanh nghiệp.

Đồng thời, giáo dục nhận thức đã được khẳng định là giáo dục tận gốc qua thực tiễn giáo dục của các quốc gia phát triển và gần đây là xu hướng giáo dục nhận thức ứng dụng triết lý giáo dục tận gốc của Việt Nam đang được ứng dụng trong một số tập đoàn, doanh nghiệp đã tạo nội lực mạnh mẽ.

Mô tả sáng kiến 

Chúng ta đã làm gì?

Có phải để có kết quả trong quản trị nhân sự, quản trị kết quả sản xuất kinh doanh, chúng ta đang quản trị ở cấp độ hành vi thông qua các quy định, các ràng buộc, các phần thưởng vật chất? Thực tiễn cho thấy, trước mắt đã cho kết quả theo hướng như kì vọng. Nhưng khi dừng quản trị hành vi là kết quả có thể không đạt được.

Có phải chúng ta đã triển khai những chương trình đào tạo bài bản, với chi phí không nhỏ để thay đổi tư duy làm việc của nhân sự, nhưng kết quả chưa thấy rõ, và thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo để có kết quả mới? Chúng ta có thể làm như vậy đến khi nào?

Vậy đâu là gốc để tạo ra được những nhân sự thực sự làm chủ và chịu trách nhiệm? Làm sao để kiến tạo đội ngũ nhân sự trong làm việc luôn lấy sự chuyển hóa tích cực (sự hài lòng về dịch vụ/sản phẩm, sự thay đổi về chất lượng cuộc sống, hiệu quả sử dụng vốn…) của khách hàng làm sinh mệnh sự nghiệp; mà vẫn cân bằng được cuộc sống cá nhân đơn giản.

Phải nói như thế này: Trong quản trị doanh nghiệp, quan trọng nhất là quản trị Nhân - Quả. Mọi hiện thực đều xuất phát từ nguyên nhân nào đó. Nếu không quản trị được nguyên nhân, thì kết quả không mong muốn có thể lặp đi lặp lại.

Theo đó, hiện nay chúng ta cũng có các cấp độ quản trị Nhân - Quả: quản trị tâm thức (1), quản trị tư duy (2) và quản trị hành vi (3). Phổ biến hiện nay chúng ta đang làm ở cấp độ (3).

Lĩnh vực giáo dục đào tạo huấn luyện về phát triển con người đã khẳng định, trong giáo dục được phân chia là các cấp độ để tạo ra sự chuyển hóa của con người: giáo dục nhận thức, giáo dục tư duy và giáo dục hành vi. Cao cấp nhất, bền vững nhất là giáo dục nhận thức.

Hiểu đơn giản như một đứa trẻ có nhận thức về học tập, đứa trẻ sẽ chủ động học tập; một người có nhận thức về sức khỏe, người đó chủ động biết cách làm sao để khỏe. Sự khác biệt của một đứa trẻ chủ động học tập và không chủ động là ở nhận thức. Sự khác biệt của một người coi vận động là một nhu cầu và một người không bao giờ thể dục là ở nhận thức…

Vậy một nhân sự cần có nhận thức gì để luôn chủ động và chịu trách nhiệm với công việc, luôn hứng thú, đam mê khi làm việc; luôn làm việc với tâm thái phù hợp để cho ra hiệu quả tốt nhất? Nhận thức nào cần cài đặt để người lao động coi doanh nghiệp là của chính họ, vì chính họ. Nhận thức nào giúp nhân sự thực sự có trí tuệ khi quảng bá doanh nghiệp, mỗi nhân sự là một nhà quảng bá của doanh nghiệp, một đại diện thương hiệu quả doanh nghiệp. Nhận thức nào nhân sự cần có để khách hàng sẵn sàng trao lại thị trường phía sau họ, bởi sau mỗi khách hàng là cả một thị trường?

Có nhận thức gốc rễ nào, để chỉ cần có nhận thức đó thì tất cả những bài toán khác đều có lời giải hay không? Triển khai lộ trình Ứng dụng triết lý giáo dục tập gốc - đồng bộ nhận thức doanh nghiệp thì làm được điều này. (Các đơn vị quan tâm có thể tham khảo các mô hình thí điểm đã triển khai).

Bởi giáo dục nhận thức ứng dụng Triết lý giáo dục tận gốc giúp con người có quan niệm chuẩn, tâm thái đúng, năng lực phù hợp trong cả công việc và cuộc sống. Thực tiễn cho thấy, chìa khóa của sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nằm ở tâm thái của đội ngũ, chìa khóa của tăng trưởng nằm ở năng lực. Năng lực có thể xây dựng đơn giản hơn, còn tâm thái đòi hỏi những nhận thức đặc biệt về nhân sinh mới có được.

Giáo dục nhận thức ứng dụng triết lý giáo dục tận gốc là giáo dục giúp cho con người có sức thu hút nội tại bởi biết cách bộc lộ trí tuệ, tâm thái, nhân cách, phẩm chất, năng lực của họ; giúp cho con người có năng lực lõi là quảng bá - phối hợp - dẫn dắt; giúp con người nhận thức được giá trị của công việc mà họ đang có đối với bản thân, gia đình, tổ chức và xã hội. Giải quyết cơ bản vấn nạn chảy máu nhân sự "cứng"; hoặc mỗi nhân sự rời đi, chính là một kênh quảng bá cho chính Doanh nghiệp mà họ mới rời đi, chứ không phải nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.

Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến

Tất cả nhân sự của doanh nghiệp đều được đồng bộ nhận thức về triết lý kinh doanh tận gốc; có năng lực thực hành và thực hành hiệu quả ngay từ khi bắt đầu huấn luyện, trở nên thuần thục, thấm nhuần nhận thức khi kết thúc lộ trình ở một số khía cạnh trọng điểm:

- 5 yếu tố giúp giữ vững và tăng trưởng kết quả kinh doanh từ triết lý giáo dục tận gốc; kéo dài vòng Thành - Trụ trong quy luật Thành trụ hoại diệt của mỗi chiến dịch kinh doanh.

- 8 yếu tố thu hút kinh doanh từ triết lý giáo dục tận gốc. Kinh doanh thành công ko phải là người có danh sách khách hàng dài nhất, mà là dánh sách khách hàng được thu hút dày nhất, ở lại lâu nhất trong danh sách.

- 8 yếu tố kiến tạo, bồi dưỡng nhân tài từ triết lý giáo dục tận gốc - Chìa khóa để lãnh đạo Doanh nghiệp biến bất kìa ai thành nhân tài, tài sản của doanh  nghiệp.

- 9 yếu tố giúp lãnh đạo xây dựng được môi trường thành công từ triết lý giáo dục tận gốc

- Năng lực lõi để đạt được mọi kết quả trong liệu định/kế hoạch Kinh doanh từ triết lý giáo dục tận gốc

Và quan trọng nhất: mở ra con đường xây dựng doanh nghiệp trường tồn - một doanh nghiệp được tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ.

Cách thức thực hiện

Các nội dung tập trung như sau:

- Đánh giá toàn diện nhân sự từ góc nhìn nhân sinh quan, nắm được các điểm trọng yếu cần chuyển hóa.

- Các Nguyên lý - Quy luật thuận theo để đơn giản chuyển hóa toàn diện doanh nghiệp từ nhận thức

- 3 hệ quy chiếu chuẩn làm nền tảng đồng bộ nhận thức

- Công thức thiết lập, nâng cấp quan hệ xã hội

- Chiến lược mở rộng kết quả kinh doanh bền vững

- Lộ trình xây dựng Doanh nghiệp trường tồn

Các bước triển khai như sau:

Bước 1: Dành cho đối tượng lãnh đạo cấp cao -  phương pháp đào tạo gia tốc

Bước 2: Dành cho lãnh đạo tầm trung và thấp - phương pháp tụ chúng

Bước 3: Hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện đồng bộ nhận thức doanh nghiệp

Ứng dụng triết lý giáo dục tận gốc - đồng bộ nhận thức doanh nghiệp
Tác giả - Trần Thị Thùy Trang - 18/10/2024
166 Tổng điểm tương tác
Chia sẻ
XEM THÊM BÀI DỰ THI