Doanh thu FPT 1,2 tỷ USD vẫn... trượt kế hoạch
(Dân trí) - Mặc dù đạt 25.350 tỷ đồng doanh thu năm 2012 và gặt lợi nhuận trước thuế 2.405 tỷ đồng song FPT vẫn không hoàn thành được kế hoạch tăng trưởng đã điều chỉnh xuống mạnh. Trong khi đó, nhân sự tăng thêm 24%, ngược xu hướng quản trị chung.
Nhân sự tăng mạnh, lợi nhuận giảm sút
Theo thông tin từ FTP, trong năm 2012 vừa rồi, mức doanh thu của Tập đoàn đạt 25.350 tỷ đồng, tương đương trên 1,2 tỷ USD. Mức này giảm nhẹ so con số 25.370 tỷ đồng doanh thu thuần đã đạt được trong 2011.
Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 2.405 tỷ đồng và 1.985 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận trước thuế 2012 bằng 96% so thực hiện năm trước.
Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.539 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 5.660 đồng. Trong năm 2012, tập đoàn đã thực hiện nộp ngân sách 3.717 tỷ đồng.
Với kế hoạch kinh doanh đã điều chỉnh cho năm 2012 là 26.072 tỷ đồng doanh thu (tăng 0,4% so 2011) và 2.547 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 1,8% so 2011), chiếu theo đó, trong năm vừa rồi, FPT chỉ đạt 97,23% kế hoạch doanh thu và 94,42% kế hoạch lợi nhuận.
Lý giải cho điều này, FPT cho rằng, năm vừa rồi "thực sự khó khăn đối với nền kinh tế trong nước" với GDP chỉ đạt 5,03%, thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường giảm sút mạnh mẽ cộng với nhiều khó khăn cộng hưởng đã khiến số lượng doanh nghiệp phá sản tăng vọt và ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông cũng không tránh khỏi vòng xoáy này.
Trước đó, trong 3 kịch bản kinh doanh đưa ra cho năm 2012, FPT đã lựa chọn kịch bản thấp là doanh thu 31.300 tỷ đồng, tăng trưởng 21% và lợi nhuận trước thuế 3.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22%. Đến cuối tháng 8/2012, ban lãnh đạo Tập đoàn đã chủ động hạ mục tiêu. Ông Trương Đình Anh, lúc đó vẫn đang giữ cương vị Tổng Giám đốc Tập đoàn khẳng định, FPT sẽ hoàn thành mục tiêu vì kế hoạch đã điều chỉnh sát với thị trường.
Mặc dù không hoàn thành kế hoạch đề ra và kết quả giảm sút so năm trước đó, song các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của FPT như viễn thông, nội dung số, phần mềm, dịch vụ tin học và đào tạo vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt.
Cụ thể, doanh thu từ các lĩnh vực này tăng 25% và lợi nhuận trước thuế tăng 28%. Riêng mảng xuất khẩu phần mềm của FPT có tốc độ tăng trưởng 34% nhờ vào chiến lược đầu tư tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường nước ngoài giữa bối cảnh thị trường trong nước khó khăn.
Mảng kinh doanh tích hợp hệ thống, phân phối duy trì vị thế tuy không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi khó khăn của thị trường.
Điểm đáng lưu ý là, giữa bối cảnh kinh tế chung khó khăn, các doanh nghiệp hầu hết hạn chế tuyển thêm nhân sự, hoặc cắt giảm nhân sự tới mức tối đa để giảm thiểu chi phí, song FPT đi ngược lại xu hướng này. Kết thúc năm 2012, toàn tập đoàn có gần 15.000 nhân viên, tăng 24% so với 2011. Số nhân viên tăng chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, mục tiêu nhằm đáp ứng tăng trưởng của mảng này trong năm 2012 và 2013.
"Soi" BCTC công ty mẹ: Tiền giảm 63% sau 1 năm
Theo BCTC công ty mẹ FTP, tổng tài sản sau một năm của FPT đã giảm 15% xuống còn 4.760,44 tỷ đồng, trong đó, tài sản ngắn hạn giảm mạnh tới hơn 1.000 tỷ đồng, còn 1.983,43 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2012.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm tới 63% còn hơn 700 tỷ đồng. Tiền mặt giảm 67,6% còn gần 59 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho tăng mạnh gấp 2,7 lần so đầu kỳ lên 398,9 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn tăng nhẹ 7,3% lên 2.777 tỷ đồng. Mức tăng chủ yếu hình thành từ gia tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn, mà cụ thể là đầu tư vào công ty con. Khoản đầu tư này của công ty mẹ FPT đã tăng 258,3 tỷ đồng sau một năm hoạt động.
Trong cơ cấu nợ phải trả, điểm tích cực là nợ ngắn hạn giảm mạnh và nợ dài hạn tăng nhẹ so năm trước. Theo đó, tổng nợ phải trả giảm còn 21,5% so với 2011: Nợ ngắn hạn giảm còn bằng 21,4% nhưng chiếm đến 99,6% nợ phải trả. Lãi vay ghi nhận mức 12,43 tỷ đồng, bằng 27,6% năm trước.
Mặc dù lao động tăng lên 24% song báo cáo tài chính không ghi nhận khoản phải trả công nhân viên trong kỳ tính này, năm ngoái khoản này là 811,1 triệu đồng. Quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng phân nửa năm trước đó, gần 8,7 tỷ đồng. Kinh phí công đoàn giảm từ 1.753,4 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 820,8 tỷ đồng năm 2012 tương ứng giảm 53%. Tiền phải trả cổ tức tăng gần 2,7 lần.
Phiên giao dịch 31/1/2013, cổ phiếu FPT sụt giá 1,7%, khớp lệnh mỏng hơn 350 nghìn cổ phiếu và chốt phiên ở mức 40.100 đồng/cp. Từ 15/1/2013, FPT đã được chuyển đổi 173.899 cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng của CTCP FPT thành cổ phiếu phổ thông.
Theo thông tin từ FTP, trong năm 2012 vừa rồi, mức doanh thu của Tập đoàn đạt 25.350 tỷ đồng, tương đương trên 1,2 tỷ USD. Mức này giảm nhẹ so con số 25.370 tỷ đồng doanh thu thuần đã đạt được trong 2011.
Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 2.405 tỷ đồng và 1.985 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận trước thuế 2012 bằng 96% so thực hiện năm trước.
Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.539 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 5.660 đồng. Trong năm 2012, tập đoàn đã thực hiện nộp ngân sách 3.717 tỷ đồng.
Với kế hoạch kinh doanh đã điều chỉnh cho năm 2012 là 26.072 tỷ đồng doanh thu (tăng 0,4% so 2011) và 2.547 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 1,8% so 2011), chiếu theo đó, trong năm vừa rồi, FPT chỉ đạt 97,23% kế hoạch doanh thu và 94,42% kế hoạch lợi nhuận.
Với kế hoạch trước điều chỉnh, ông Trương Gia Bình từng ra quy định dọa "trảm tướng" nếu không đạt 80% kế hoạch đặt ra.
Lý giải cho điều này, FPT cho rằng, năm vừa rồi "thực sự khó khăn đối với nền kinh tế trong nước" với GDP chỉ đạt 5,03%, thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường giảm sút mạnh mẽ cộng với nhiều khó khăn cộng hưởng đã khiến số lượng doanh nghiệp phá sản tăng vọt và ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông cũng không tránh khỏi vòng xoáy này.
Trước đó, trong 3 kịch bản kinh doanh đưa ra cho năm 2012, FPT đã lựa chọn kịch bản thấp là doanh thu 31.300 tỷ đồng, tăng trưởng 21% và lợi nhuận trước thuế 3.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22%. Đến cuối tháng 8/2012, ban lãnh đạo Tập đoàn đã chủ động hạ mục tiêu. Ông Trương Đình Anh, lúc đó vẫn đang giữ cương vị Tổng Giám đốc Tập đoàn khẳng định, FPT sẽ hoàn thành mục tiêu vì kế hoạch đã điều chỉnh sát với thị trường.
Mặc dù không hoàn thành kế hoạch đề ra và kết quả giảm sút so năm trước đó, song các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của FPT như viễn thông, nội dung số, phần mềm, dịch vụ tin học và đào tạo vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt.
Cụ thể, doanh thu từ các lĩnh vực này tăng 25% và lợi nhuận trước thuế tăng 28%. Riêng mảng xuất khẩu phần mềm của FPT có tốc độ tăng trưởng 34% nhờ vào chiến lược đầu tư tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường nước ngoài giữa bối cảnh thị trường trong nước khó khăn.
Mảng kinh doanh tích hợp hệ thống, phân phối duy trì vị thế tuy không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi khó khăn của thị trường.
Điểm đáng lưu ý là, giữa bối cảnh kinh tế chung khó khăn, các doanh nghiệp hầu hết hạn chế tuyển thêm nhân sự, hoặc cắt giảm nhân sự tới mức tối đa để giảm thiểu chi phí, song FPT đi ngược lại xu hướng này. Kết thúc năm 2012, toàn tập đoàn có gần 15.000 nhân viên, tăng 24% so với 2011. Số nhân viên tăng chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, mục tiêu nhằm đáp ứng tăng trưởng của mảng này trong năm 2012 và 2013.
"Soi" BCTC công ty mẹ: Tiền giảm 63% sau 1 năm
Theo BCTC công ty mẹ FTP, tổng tài sản sau một năm của FPT đã giảm 15% xuống còn 4.760,44 tỷ đồng, trong đó, tài sản ngắn hạn giảm mạnh tới hơn 1.000 tỷ đồng, còn 1.983,43 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2012.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm tới 63% còn hơn 700 tỷ đồng. Tiền mặt giảm 67,6% còn gần 59 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho tăng mạnh gấp 2,7 lần so đầu kỳ lên 398,9 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn tăng nhẹ 7,3% lên 2.777 tỷ đồng. Mức tăng chủ yếu hình thành từ gia tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn, mà cụ thể là đầu tư vào công ty con. Khoản đầu tư này của công ty mẹ FPT đã tăng 258,3 tỷ đồng sau một năm hoạt động.
Trong cơ cấu nợ phải trả, điểm tích cực là nợ ngắn hạn giảm mạnh và nợ dài hạn tăng nhẹ so năm trước. Theo đó, tổng nợ phải trả giảm còn 21,5% so với 2011: Nợ ngắn hạn giảm còn bằng 21,4% nhưng chiếm đến 99,6% nợ phải trả. Lãi vay ghi nhận mức 12,43 tỷ đồng, bằng 27,6% năm trước.
Mặc dù lao động tăng lên 24% song báo cáo tài chính không ghi nhận khoản phải trả công nhân viên trong kỳ tính này, năm ngoái khoản này là 811,1 triệu đồng. Quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng phân nửa năm trước đó, gần 8,7 tỷ đồng. Kinh phí công đoàn giảm từ 1.753,4 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 820,8 tỷ đồng năm 2012 tương ứng giảm 53%. Tiền phải trả cổ tức tăng gần 2,7 lần.
Phiên giao dịch 31/1/2013, cổ phiếu FPT sụt giá 1,7%, khớp lệnh mỏng hơn 350 nghìn cổ phiếu và chốt phiên ở mức 40.100 đồng/cp. Từ 15/1/2013, FPT đã được chuyển đổi 173.899 cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng của CTCP FPT thành cổ phiếu phổ thông.
Mai Chi