Doanh nghiệp Việt gọi vốn Tàu cho dự án khủng

Mặc dù không đứng đầu danh sách các nước có nguồn vốn FDI hay ODA nhưng dòng vốn Trung Quốc đang được nhiều DN Việt quan tâm để huy động cho các dự án lớn.

Trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn nhiều hạn chế, việc tìm kiếm các òng vốn bên ngoài đến từ Mỹ hay các nước châu Âu cũng đang gặ

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

p nhiều khó khăn do các điều kiện tìn dụng cũng như sự khó khăn của chính các đối tác, thì sự dồi dào về vốn của Trung Quốc được các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nhiều nước khác quan tâm.

 

Những lĩnh vực được phía Trung Quốc ưu tiên cung cấp tín dụng là công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất, cơ sở hạ tầng.

 

Mới đây nhất, Hãng hàng không VietJetAir vừa ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) và Công ty CCB Financial Leasing để thu xếp tài chính cho việc thuê, mua 100 máy bay trong thời gian tới. Ước tính, VietJetAir sẽ cần khoảng hơn 9 tỷ USD để mua 92 máy bay các loại và thuê 8 chiếc của hãng Airbus.

 

Đây là một trong số nhiều dự án được phía Trung Quốc sắp xếp nguồn vốn dài hạn.

 
Doanh nghiệp Việt gọi vốn Tàu cho dự án khủng
 

Đáng chú ý, ngành công nghiệp, năng lượng của Việt Nam, vốn vay ưu đãi lãi suất thấp từ Trung Quốc đang đóng vai trò rất quan trọng, chủ yếu là từ đầu mối Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).

 

Chẳng hạn, dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh có tổng mức đầu tư 9.165 tỷ VNĐ (khoảng 593 triệu USD), trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) lên đến hơn 407 triệu USD.

 

Đây là hợp đồng tín dụng thứ tư của EVN ký kết với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, sau ba dự án Thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện sông Ba Hạ và Nhiệt điện Hải Phòng 1 với tổng số vốn đã ký 817 triệu USD.

 

Ở một số dự án điện khác như Nhiệt điện Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả, Mạo Khê, các nhà thầu Trung Quốc là một tác nhân không nhỏ trong thu xếp nguồn vốn vay để triển khai dự án. Các dự án này chủ yếu vay tín dụng từ China Eximbank.

 

Trung Quốc cũng khá quan tâm dự án BOT ngành điện. Dự án Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1, với công suất 1.200 MW, là công trình điện đầu tiên mà các đối tác đến từ Trung Quốc là những nhà đầu tư chính. Công ty Lưới điện Phương Nam (CSG) và Công ty Điện lực quốc tế Trung Quốc (CPIH) chiếm tới 95% vốn trong dự án này. 5% còn lại do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đảm nhiệm.

 

Dự án BOT Mông Dương 2, công suất 1.200 MW ở Quảng Ninh, Tập đoàn Đầu tư của Trung Quốc (CIC), sau khi được Tập đoàn AES (Mỹ) nhượng lại 19% cổ phần, đã chính thức trở thành một trong 3 nhà đầu tư.

 

Ngành hóa chất với dự án đạm từ than cám Ninh Bình do Tổng công ty Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư, cũng sử dụng nguồn vốn 500 triệu USD theo hiệp định tín dụng xuất khẩu ký với Trung Quốc

 

Trung Quốc cũng đang sốt sắng thức đẩy thành lập ngân hàng ASEAN. Nếu Ngân hàng ASEAN được thành lập, Trung Quốc sẽ là cổ đông sáng lập lớn nhất với mức đầu tư trên 30 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4,7 tỷ USD). Các cổ đông khác là những quốc gia thuộc khối ASEAN và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc.

 

Theo D.Anh

VEF
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước