Doanh nghiệp làm từ thiện: Vì sao Tp.HCM “thoáng” hơn Hà Nội?
Báo cáo nghiên cứu mang tên “Đóng góp từ thiện tại Việt Nam” được tiến hành bởi Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội với sự tài trợ của Quỹ Châu Á cho thấy những khác biệt đáng kể trong vấn đề làm từ thiện của doanh nghiệp tại Hà Nội và Tp.HCM.
Doanh nghiệp tại Tp.HCM quan tâm và "chịu chi" hơn trong việc làm từ thiện (Ảnh minh họa)
Cùng quan tâm, nhưng khác mức độ
Báo cáo cho hay, hơn 68% doanh nghiệp ở Hà Nội và 84% doanh nghiệp ở Tp.HCM cho biết có quan tâm đến hoạt động từ thiện, phản ánh nhu cầu làm từ thiện khá mạnh mẽ trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ tham gia và năng lực đóng góp từ thiện giữa các doanh nghiệp của hai thành phố lớn.
Các doanh nghiệp tại Tp.HCM đều có các hoạt động nổi trội hơn đối với doanh nghiệp ở Hà Nội, ngoại trừ trong hoạt động hỗ trợ người tàn tật. 66% doanh nghiệp của Tp.HCM đang tham gia ít nhất vào một hoạt động từ thiện so với 8% doanh nghiệp ở Hà Nội.
Đặc biệt, mức độ đóng góp từ thiện trung bình hàng năm của doanh nghiệp ở Tp.HCM lớn hơn nhiều lần so với doanh nghiệp ở Hà Nội: hơn 28 triệu đồng/năm ở Tp.HCM, so với gần 3,5 triệu đồng/năm ở Hà Nội.
Sự chênh lệch này, theo các tác giả, đã phản ánh “tính năng động hơn của doanh nghiệp phía Nam trong quảng bá thương hiệu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước những khó khăn của đất nước, cũng như thể hiện tầm nhìn xa hơn về phát triển cộng đồng đi đôi với tăng trưởng kinh tế của giới doanh nhân Tp.HCM”.
Yếu tố người đứng đầu
Về năng lực từ thiện, trên 78% doanh nghiệp ở Tp.HCM và 66% ở Hà Nội cho biết sự đóng góp nói trên là ít hoặc vừa phải so với điều kiện của doanh nghiệp. Đa số có ý kiến rằng mức độ đóng góp đó không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp và điều này “cho thấy tiềm lực từ thiện doanh nghiệp hiện rất lớn”, vẫn theo báo cáo.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng thành công của doanh nghiệp và vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hoạt động từ thiện. Kinh phí cho từ thiện doanh nghiệp dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp, và mức kinh phí này do lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt, quyết định.
Đáng chú ý, các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế đối với đóng góp từ thiện giữ một vai trò không đáng kể hoặc không có vai trò trong quyết định làm từ thiện ở nhiều doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều không rõ về chính sách ưu đãi thuế đối với các hoạt động từ thiện hoặc hoài nghi về vai trò của những ưu đãi này trong ích lợi kinh doanh và làm từ thiện.
Ẩn số “hiệu quả”
Lãnh đạo các doanh nghiệp nói chung cho rằng hoạt động từ thiện hiện nay trong doanh nghiệp là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa doanh nghiệp của hai thành phố về vấn đề này.
Kết quả cho thấy 32% doanh nghiệp ở Hà Nội so với 56% doanh nghiệp Tp.HCM cho biết các hoạt động từ thiện này hiệu quả. Đáng lưu ý là 28% doanh nghiệp ở Tp.HCM chưa hài lòng với hiệu quả hoạt động từ thiện hiện nay, 56% doanh nghiệp ở Hà Nội giữ im lặng với câu hỏi này.
Theo nhận xét, đánh giá của chính các doanh nghiệp ở cả hai thành phố thì sự thiếu minh bạch, thiếu công khai và tin tưởng, công tác tuyên truyền vận động chưa tốt, và làm từ thiện sai đối tượng là những nguyên nhân khiến cho hoạt động từ thiện doanh nghiệp chưa đạt kết quả được như mong muốn.
40% làm từ thiện chỉ vì... từ thiện
Về phương thức làm từ thiện, so với các doanh nghiệp ở Hà Nội thì giới doanh nghiệp Tp.HCM mong muốn sự thay đổi nhiều hơn trong môi trường làm từ thiện hiện nay. Họ đề nghị sớm có sự thông thoáng hơn, tin tưởng hơn đối với các kênh từ thiện chính thức. Đây là những vấn đề cần được xem xét trong việc xây dựng các chính sách, pháp luật về từ thiện doanh nghiệp trong những năm tới đây.
Trong số các doanh nghiệp làm từ thiện hiện nay ước tính có khoảng 40% đơn thuần vì mục đích từ thiện, 40% với mục đích marketing và 20% còn lại là cả hai lý do trên. Kể từ cuối thập niên 1990 ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc khôi phục những những di tích lịch sử, đền chùa, cho đến việc tăng cường các hoạt động giáo dục, chăm sóc y tế và cơ sở hạ tầng.
Nhìn chung, các doanh nghiệp xem những đóng góp bằng tiền mặt qua gây quỹ như là nguồn lực tốt nhất cho những hoạt động hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội. Đóng góp dưới hình thức hoạt động tình nguyện và tặng sản phẩm có vị trí thứ yếu hơn.
Từ thiện cũng cần “chuyên nghiệp hóa”
Đáng lưu ý là trong nhiều hoạt động từ thiện doanh nghiệp, những chi tiết về mục đích sử dụng số tiền gây quỹ thường không được nhắc đến hay không rõ ràng. Có rất ít báo cáo chi tiết được công bố trước công chúng.
Báo cáo cũng cho hay trong những năm qua, đã có một số các giải pháp được đề xuất nhằm thử nghiệm và khuyến khích hoạt động từ thiện doanh nghiệp. Các phương tiện truyền thông cũng thường xuyên và tích cực nêu tên những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp và đây là một tín hiệu tốt cho những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp trong tương lai.
Cuối cùng, báo cáo đưa ra khuyến nghị rằng cần phải “chuyên nghiệp hóa” đối hoạt động làm từ thiện của doanh nghiệp, và để làm được như vậy cần xây dựng chính sách đầu tư nguồn lực cho từ thiện doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để có thể giúp các doanh nghiệp phát huy tốt nhất hoạt động từ thiện, cần có những trung tâm đào tạo làm từ thiện. Một cuốn cẩm nang hay hướng dẫn về từ thiện doanh nghiệp cần được hình thành để có thể sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ và hợp tác trong hoạt động quan trọng này.
* Thành viên của nhóm nghiên cứu gồm có TS. Đặng Nguyên Anh, TS. Lê Kim Sa, ThS. Nghiêm Thị Thuỷ, ThS. Nguyễn Văn Lạng, và ThS. Phí Hải Nam. Thành lập năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và vận động nhằm tăng cường sự phát triển về kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Trong khi đó, Quỹ Châu Á là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, với mục tiêu hỗ trợ các chương trình ở châu Á trong các lĩnh vực cải cách quản lý nhà nước và pháp luật; cải cách và phát triển kinh tế; nâng cao năng lực của phụ nữ; và quan hệ quốc tế.
Báo cáo cho hay, hơn 68% doanh nghiệp ở Hà Nội và 84% doanh nghiệp ở Tp.HCM cho biết có quan tâm đến hoạt động từ thiện, phản ánh nhu cầu làm từ thiện khá mạnh mẽ trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ tham gia và năng lực đóng góp từ thiện giữa các doanh nghiệp của hai thành phố lớn.
Các doanh nghiệp tại Tp.HCM đều có các hoạt động nổi trội hơn đối với doanh nghiệp ở Hà Nội, ngoại trừ trong hoạt động hỗ trợ người tàn tật. 66% doanh nghiệp của Tp.HCM đang tham gia ít nhất vào một hoạt động từ thiện so với 8% doanh nghiệp ở Hà Nội.
Đặc biệt, mức độ đóng góp từ thiện trung bình hàng năm của doanh nghiệp ở Tp.HCM lớn hơn nhiều lần so với doanh nghiệp ở Hà Nội: hơn 28 triệu đồng/năm ở Tp.HCM, so với gần 3,5 triệu đồng/năm ở Hà Nội.
Sự chênh lệch này, theo các tác giả, đã phản ánh “tính năng động hơn của doanh nghiệp phía Nam trong quảng bá thương hiệu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước những khó khăn của đất nước, cũng như thể hiện tầm nhìn xa hơn về phát triển cộng đồng đi đôi với tăng trưởng kinh tế của giới doanh nhân Tp.HCM”.
Yếu tố người đứng đầu
Về năng lực từ thiện, trên 78% doanh nghiệp ở Tp.HCM và 66% ở Hà Nội cho biết sự đóng góp nói trên là ít hoặc vừa phải so với điều kiện của doanh nghiệp. Đa số có ý kiến rằng mức độ đóng góp đó không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp và điều này “cho thấy tiềm lực từ thiện doanh nghiệp hiện rất lớn”, vẫn theo báo cáo.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng thành công của doanh nghiệp và vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hoạt động từ thiện. Kinh phí cho từ thiện doanh nghiệp dựa vào lợi nhuận của doanh nghiệp, và mức kinh phí này do lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt, quyết định.
Đáng chú ý, các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế đối với đóng góp từ thiện giữ một vai trò không đáng kể hoặc không có vai trò trong quyết định làm từ thiện ở nhiều doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều không rõ về chính sách ưu đãi thuế đối với các hoạt động từ thiện hoặc hoài nghi về vai trò của những ưu đãi này trong ích lợi kinh doanh và làm từ thiện.
Ẩn số “hiệu quả”
Lãnh đạo các doanh nghiệp nói chung cho rằng hoạt động từ thiện hiện nay trong doanh nghiệp là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa doanh nghiệp của hai thành phố về vấn đề này.
Kết quả cho thấy 32% doanh nghiệp ở Hà Nội so với 56% doanh nghiệp Tp.HCM cho biết các hoạt động từ thiện này hiệu quả. Đáng lưu ý là 28% doanh nghiệp ở Tp.HCM chưa hài lòng với hiệu quả hoạt động từ thiện hiện nay, 56% doanh nghiệp ở Hà Nội giữ im lặng với câu hỏi này.
Theo nhận xét, đánh giá của chính các doanh nghiệp ở cả hai thành phố thì sự thiếu minh bạch, thiếu công khai và tin tưởng, công tác tuyên truyền vận động chưa tốt, và làm từ thiện sai đối tượng là những nguyên nhân khiến cho hoạt động từ thiện doanh nghiệp chưa đạt kết quả được như mong muốn.
40% làm từ thiện chỉ vì... từ thiện
Về phương thức làm từ thiện, so với các doanh nghiệp ở Hà Nội thì giới doanh nghiệp Tp.HCM mong muốn sự thay đổi nhiều hơn trong môi trường làm từ thiện hiện nay. Họ đề nghị sớm có sự thông thoáng hơn, tin tưởng hơn đối với các kênh từ thiện chính thức. Đây là những vấn đề cần được xem xét trong việc xây dựng các chính sách, pháp luật về từ thiện doanh nghiệp trong những năm tới đây.
Trong số các doanh nghiệp làm từ thiện hiện nay ước tính có khoảng 40% đơn thuần vì mục đích từ thiện, 40% với mục đích marketing và 20% còn lại là cả hai lý do trên. Kể từ cuối thập niên 1990 ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc khôi phục những những di tích lịch sử, đền chùa, cho đến việc tăng cường các hoạt động giáo dục, chăm sóc y tế và cơ sở hạ tầng.
Nhìn chung, các doanh nghiệp xem những đóng góp bằng tiền mặt qua gây quỹ như là nguồn lực tốt nhất cho những hoạt động hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội. Đóng góp dưới hình thức hoạt động tình nguyện và tặng sản phẩm có vị trí thứ yếu hơn.
Từ thiện cũng cần “chuyên nghiệp hóa”
Đáng lưu ý là trong nhiều hoạt động từ thiện doanh nghiệp, những chi tiết về mục đích sử dụng số tiền gây quỹ thường không được nhắc đến hay không rõ ràng. Có rất ít báo cáo chi tiết được công bố trước công chúng.
Báo cáo cũng cho hay trong những năm qua, đã có một số các giải pháp được đề xuất nhằm thử nghiệm và khuyến khích hoạt động từ thiện doanh nghiệp. Các phương tiện truyền thông cũng thường xuyên và tích cực nêu tên những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp và đây là một tín hiệu tốt cho những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp trong tương lai.
Cuối cùng, báo cáo đưa ra khuyến nghị rằng cần phải “chuyên nghiệp hóa” đối hoạt động làm từ thiện của doanh nghiệp, và để làm được như vậy cần xây dựng chính sách đầu tư nguồn lực cho từ thiện doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để có thể giúp các doanh nghiệp phát huy tốt nhất hoạt động từ thiện, cần có những trung tâm đào tạo làm từ thiện. Một cuốn cẩm nang hay hướng dẫn về từ thiện doanh nghiệp cần được hình thành để có thể sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ và hợp tác trong hoạt động quan trọng này.
* Thành viên của nhóm nghiên cứu gồm có TS. Đặng Nguyên Anh, TS. Lê Kim Sa, ThS. Nghiêm Thị Thuỷ, ThS. Nguyễn Văn Lạng, và ThS. Phí Hải Nam. Thành lập năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và vận động nhằm tăng cường sự phát triển về kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Trong khi đó, Quỹ Châu Á là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, với mục tiêu hỗ trợ các chương trình ở châu Á trong các lĩnh vực cải cách quản lý nhà nước và pháp luật; cải cách và phát triển kinh tế; nâng cao năng lực của phụ nữ; và quan hệ quốc tế.
Theo Anh Minh
VnEconomy