Địa ốc khu Nam 2018: Cuộc vượt vũ môn hoá rồng ngoạn mục của hàng loạt tên tuổi mới

Năm 2017 đã chính thức khép lại với sự tăng trưởng ngoạn mục của thị trường địa ốc khu Nam, đi cùng với đó là cuộc soán ngôi khá ngọan mục trên thị trường của những thế lực mới với những dự án nghìn tỷ.

Cuộc “trỗi dậy” của những tên tuổi mới

Theo báo cáo mới nhất của CBRE, trong năm 2017, thị trường địa ốc khu Nam đón nhận nguồn cung mới từ 52 dự án với quy mô 27.320 căn hộ, nhà phố và biệt thự, chiếm 54% tổng lượng cung của toàn thị trường. Với kết quả này, lần đầu tiên sau 4 năm kể từ năm 2014, khu Nam chính thức vượt mặt khu Đông (16.342 căn hộ, nhà phố, biệt thự..) trở thành khu vực nóng nhất tại thị trường bất động sản TP.HCM. Điều đáng chú ý của thị trường khu Nam không chỉ nằm ở con số giao dịch khủng, mà khu vực này còn đang chứng kiến sự trỗi dậy của những tên tuổi mới với hàng loạt dự án quy mô.

Bứt phá ngoạn mục nhất của khu Nam có thể kể đến công ty Hưng Lộc Phát. Xuất phát điểm từ 1 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Hưng Lộc Phát tiến vào lĩnh vực bất động sản với phương châm “đi chậm mà chắc” với các dự án: Cao ốc Hưng Phát, Hưng Phát Silver Star, Golden Star tại Nhà Bè, Quận 7.

Phối cảnh dự án Hưng Phát Green Star
Phối cảnh dự án Hưng Phát Green Star

Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2017, công ty này bắt đầu có những động thái chuẩn bị cho một cuộc bứt phá mới với hàng loạt dự án lớn tại khu Nam. Theo tìm hiểu, hiện Hưng Lộc Phát đang sở hữu khoảng hơn 30 héc ta đất sạch, hầu hết nằm ở những vị trí đắc địa thuộc khu Nam Sài Gòn.

Bước sang năm 2018, Hưng Lộc Phát sẽ triển khai thêm 4 dự án tại Nam Sài Gòn, tổng số khoảng 3.000 căn hộ trung, cao cấp với tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng. Trước mắt, vừa bước vào đầu năm 2018, Hưng Lộc Phát đã giới thiệu ra thị trường khu phức hợp biệt thự, nhà liên kế và căn hộ cao cấp Hưng Phát Green Star (ngay trục đường Nguyễn Lương Bằng nối dài, Phú Mỹ Hưng, Quận 7) với quy mô hơn 5 ha. Dự án bao gồm 111 căn biệt thự, nhà phố theo tiêu chuẩn “Luxury Villas” và 1.000 căn hộ chung cư. Dự án nổi bật với không gian xanh đến gần 7.000 m2 và hồ cảnh quan hơn 6.600 m2 cùng 39 tiện ích đẳng cấp. Được biết đây là sản phẩm nhà phố hiếm hoi trong khu vực Phú Mỹ Hưng với kết nối hạ tầng đồng bộ được công bố ra thị trường ở thời điểm hiện tại hứa hẹn sẽ đón nhận lượng quan tâm lớn từ thị trường.

Hưng Phát Green Star - Dòng sản phẩm biệt thự “Limited Luxury” được công bố trên thị trường BĐS khu Nam
Hưng Phát Green Star - Dòng sản phẩm biệt thự “Limited Luxury” được công bố trên thị trường BĐS khu Nam

Ngoài động thái bung hàng ồ ạt, theo tìm hiểu doanh nghiệp này còn đang có những động thái để IPO đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán từ đó huy động dòng vốn của thị trường và phát triển mạnh hơn nữa.

Ngoài Hưng Lộc Phát, Công Ty Tài Nguyên cũng làm cả thị trường xôn xao với tổ hợp căn hộ 10.000 căn trị giá hơn 1 tỷ USD tại huyện Nhà Bè, tổ hợp biệt thự Evergreen tại Quận 7.

Cá chép hoá rồng

Câu chuyện cá chép hoá rồng chính là cụm từ chính xác nhất để nói về các thương hiệu có một cuộc lột xác và soán ngôi ngoạn mục tại khu Nam. Theo một chuyên gia cao cấp về địa ốc, để có được sự bứt phá như hiện tại, các doanh nghiệp này đã có sự chuẩn bị về tiềm lực rất kỹ.

Thứ nhất, điểm chung của các doanh nghiệp này là: trong giai đoạn 2010 - 2014, khi thị trường địa ốc khủng hoảng, hàng loạt các dự án khủng bị bán đổ bán tháo với giá rẻ. Đây là cơ hội để các công ty này gom và sở hữu những quỹ đất đẹp với vị trí đắc địa.

Giai đoạn 2015 – 2017, thị trường địa ốc phục hồi, dòng vốn đổ ồ ạt vào thị trường địa ốc, tính đến thời điểm tháng 12/2017, tổng dư nợ của ngành bất động sản và xây dựng đã lên đến trên 1 triệu tỷ đồng. Trong giai đoạn này, do hàng loạt các chính sách mở cho thị trường địa ốc nên hàng loạt các doanh nghiệp lớn đã sử dụng đòn bẩy tài chính với một tỷ trọng rất lớn để phát triển dự án.

Dòng vốn tập trung vào BĐS quá lớn dễ gây ra bong bóng cho nền kinh tế
Dòng vốn tập trung vào BĐS quá lớn dễ gây ra bong bóng cho nền kinh tế

Tuy nhiên, dòng vốn 1 triệu tỷ đồng chảy vào bất động sản là quá lớn, nếu quản lý không tốt sẽ rất dễ gây ra bong bóng cho nền kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế, chắc chắn trong năm 2017, chính phủ sẽ có những động thái kìm lại dòng tín dụng chảy vào thị trường địa ốc và chứng khoán.

Có thể thấy, nếu như giai đoạn 2014 -2017 là một chặng đường bằng phẳng thì động thái siết tín dụng chảy vào bất động sản để tránh tạo ra bong bóng kinh tế trong năm 2018 của chính phủ sẽ tạo ra một khúc cua gắt cho thị trường. Những doanh nghiệp tay không bắt giặc hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn khi phát triển dự án sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Và hoạt động M&A dự án, cá lớn nuốt các bé sẽ bùng nổ trong năm 2018.

Đây chính là thời điểm để các thế lực mới với sự chuẩn bị kỹ càng về tiềm lực, quỹ đất, tài chính, ít sử dụng đòn bẩy tài chính, có nền tảng vững chắc có thể đẩy mạnh hoạt động M&A dự án với mức giá rẻ, bứt phá tại khúc cua này để vươn lên tầm ông lớn

C. Minh