ĐBSCL: Cánh đồng lớn cũng chờ… “giải cứu”!

(Dân trí) - Trong bối cảnh đầu ra hạt lúa luôn bấp bênh, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” bước đầu đã mang lại hiệu quả cho nhiều nông dân trồng lúa. Song, mô hình này đang đứng trước nhiều cảnh báo đi theo “vết xe đổ” của kinh tế trang trại…

“Độ vênh” của diện tích trồng lúa!?

“Trước năm 2011, nhiều mô hình kỹ thuật canh tác theo hướng tăng năng suất, giảm giá thành: “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”. Cùng một số mô hình kỹ thuật có khuynh hướng cải thiện thêm chất lượng: “Cánh đồng một giống”, “Cánh đồng hiện đại, “Cánh đồng lúa chất lượng cao” do một số tỉnh xây dựng.

CĐL là điều kiện thuận lợi để cơ giới hóa đồng ruộng
CĐL là điều kiện thuận lợi để cơ giới hóa đồng ruộng

Sau năm 2011, mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) bắt đầu xuất hiện ở ĐBSCL” - tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục Phó Cục Trồng trọt nhớ lại. Đã có lúc người ta “tranh luận bản quyền” mô hình CĐML xuất hiện đầu tiên ở An Giang hay Đồng Tháp!? Tất nhiên, đây là mô hình hay, bởi nó đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho nông dân nên các tranh luận này bị “gác bỏ” để tập trung phát triển.

Và đến nay, người ta chỉ còn gọi là Cánh đồng lớn (CĐL) vì đã qua giai đoạn làm “mẫu”. “Sau 5 năm triển khai, mô hình CĐL đã và đang khẳng định được vai trò, vị trí của một phương thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” - ông Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhận định.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, diện tích sản xuất CĐL năm 2011 từ 7.800 ha đã gần chạm ngưỡng 300.000 trong năm 2014 (chiếm gần 1/5 diện tích trồng lúa ở ĐBSCL). Song, theo số liệu của Cục Trồng trọt, diện tích CĐL ở ĐBSCL trên trên 200.000 ha. “Độ vênh” của con số thống kê cũng phần nào phản ánh sự quan tâm “chưa đúng mức” của cơ quan chức năng.

Thực tế, mô hình CĐL đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân khi doanh nghiệp tham gia đầu tư vào vùng nguyên liệu. Cụ thể, một số địa phương hỗ trợ tiền chênh lệch mua lúa giống xác nhận so với lúa thường (giá hỗ trợ tùy theo tỉnh), tập huấn kỹ thuật cho nông dân định kỳ khoảng 3-4 lần/vụ; hỗ trợ 30% - 50% tiền đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất như: công cụ sạ hàng, lò sấy. Phía doanh nghiệp hỗ trợ bán phân bón theo giá gốc, hỗ trợ chi phí vận chuyển và cho nông dân nợ 4 tháng; cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV với lãi xuất 0%, hỗ trợ chi phí vận chuyển, sấy và lưu kho trong 30 ngày;  đồng thời mua lúa với giá cao hơn thị trường từ 100 đồng - 300 đồng/kg. 

Những hỗ trợ, liên kết đã giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận từ 2-7 triệu đồng/ha so với sản xuất bên ngoài.

“Chậm mà chắc còn hơn phá sản”!?

Thực tế, quá trình liên kết bao tiêu lúa CĐL giữa doanh nghiệp và nông dân đang phát sinh “bẻ kèo”. Vụ lúa đông - xuân 2014 – 2015, tại Ngã Năm có 4.000 ha ký kết bao tiêu giữa doanh nghiệp và nông dân. “Do giá lúa tăng cao vượt giá hợp đồng từ 600 đến hơn 1.000đ/kg, tỷ lệ vỡ hợp đồng lên đến gần 50%!?

Nông dân thường thu hoạch lúa rồi vô bao bán cho thương lái
Nông dân thường thu hoạch lúa rồi vô bao bán cho thương lái

Nguyên nhân đổ vỡ: quan hệ nông dân - doanh nghiệp mới xác lập, doanh nghiệp chưa đủ thời gian tiếp cận nông dân; doanh nghiệp chưa uyển chuyển trong việc điều chỉnh giá ở mức thỏa mãn tâm lý nông dân; việc tổ chức thu mua còn nhiều sơ sót, làm phiền hà nông dân” - kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó chủ tịch Liên Hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng xu nhận định.

Còn tại Cần Thơ, vừa qua nhiều doanh nghiệp đã không đủ nguồn lực để thực hiện việc thu mua lúa của nông dân trong CĐL. “Lúa hàng hóa ứ đọng trong lúc nông dân thu hoạch rộ. Nhiều nơi nông dân phải để lúa ngoài đồng cả tuần. Mùa nắng nóng, lúa bốc hơi khô ráo, giảm trọng lượng nhưng doanh nghiệp lại đến mua với giá lúa tươi” – lãnh đạo của một huyện ở thành phố Cần Thơ bức xúc nói.

Thực trạng này đã diễn ra trên địa bàn nhiều năm qua nhưng đến nay chưa được khắc phục. Một số doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng thu mua với nông dân, nhưng thiếu phương tiện thu mua, nông dân phải “treo lúa” ngoài đồng, gây thiệt hại không nhỏ. Nhiều địa phương phải huy động ghe chở lúa đến bán cho doanh nghiệp để giải nguy!?

Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt đã chỉ ra những điểm yếu hiện nay của mô hình CĐL: “Đa số doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo trong nước vào cuộc còn khá chậm, trong khi CĐL chính là điểm xuất phát cho việc xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu trong tương lai”.

Một chuyên gia nông nghiệp nhận định: Gần như 100% nông dân bán lúa tươi tại ruộng, đây là điều rất tệ. Vì bán tại ruộng dễ bị ép giá, khó mặc cả. Chính vì vậy mà chỉ có thể gọi mô hình CĐL hiện nay là trong quá trình hơn “phôi thai một tí”. Cái lợi của mô hình CĐL dễ nhận ra: Giải quyết bài toán lợi nhuận, nông dân doanh nghiệp đều được lợi.

“Mô hình chuỗi giá tr gạo, gắn nhà máy chế biến với tổ chc cánh đồng mu lớn, mun thành công cần phải l trình, từng bước, t thấp đến cao, không nóng vội, không theo phong trào, mà phải tỉnh táo dựa vào thc lực, nội tại của tng doanh nghiệp, có những bước đi thích hợp. Phân k đầu không đúng, chi phí nội tại q lớn, đánh giá không đúng tình hình, dẫn đến lỗ kéo dài, không nguồn lỗ, mô hình sẽ bị phá sản. 

hình CĐL chỉ phương thc sn xuất theo chuỗi giá trị. Đã có hiện tượng phong trào CĐL, nhiều nơi thực hiện nhưng đầu ra thì ca địa ch cụ thể. Thất bại của các tập đoàn, hợp tác xã hay kinh tế trang trại một thời vẫn còn một bài hc đáng suy gm cho CĐL ngày nay và ngày mai” - ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo tây Nam Bộ) đã đưa ra một khuyến nghị đáng suy nghĩ trong bối cảnh hiện nay.

Vĩnh Tường – Phạm Tâm


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”