Đằng sau những đôi giày da đắt tiền

Không một xưởng thuộc da nào ở khu vực Hazaribagh, thủ đô Dhaka, Bangladesh xử lý nước thải, bao gồm xác động vật, axit sulfuric, crom, chì...Nước thải công nghiệp được xả thẳng vào những rãnh nước mở và cuối cùng là đổ vào con sông chính của thành phố.

Đằng sau những đôi giày da đắt tiền
 
Những món đồ bằng da cao cấp bày bán trên khắp thế giới được sản xuất tại một khu ổ chuột ở thủ đô Bangladesh, nơi những công nhân, bao gồm trẻ con, phải tiếp xúc với những chất hóa học độc hại và thường xuyên bị tổn thương trong những tai nạn khủng khiếp, theo một báo cáo của Tổ chức giám sát nhân quyền hôm 9/10.

 

Không một xưởng thuộc da nào ở khu vực Hazaribagh, thủ đô Dhaka, Bangladesh xử lý nước thải, bao gồm xác động vật, axit sulfuric, crom, chì...Nước thải công nghiệp được xả thẳng vào những rãnh nước mở và cuối cùng là đổ vào con sông chính của thành phố.

 

"Những xưởng thuộc da Hazaribagh đã thải ra môi trường xung quanh đầy chất hóa học độc hại,"  Richard Pearshouse, tác giả của báo cáo Tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết . "Trong khi chính phủ tìm cách xử lý, các cư dân địa phương đã đổ bệnh và những công nhân chịu đựng những chất hóa học thuộc da độc hại."

 

Pearshouse cho biết trước khi nghiên cứu được công bố, ít nhất 90% da và các sản phẩm thuộc da được sản xuất ở Bangladesh tới từ Hazaribagh, một khu vực hôi hám, nơi có tới 15.000 làm việc trong các xưởng thuộc da.

 

Đó là nguồn thu chủ yếu trong kim nghạch xuất khẩu của quốc gia Nam Á chậm phát triển này, 663 triệu usd trong năm 2011-2012, với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Mỹ là những nước nhập chính.

 

"Các công ty nước ngoài nhập đồ da được sản xuất tại Hazaribagh cần đảm bảo rằng nhà cung cấp của mình không vi phạm luật an toàn và sức khỏe hoặc gây ô nhiễm mỗi trường," ông nói.

 

Bộ trưởng công nghiệp Bangladesh, Dilip Baura, cho biết chính phủ quan tâm tới mối nguy hiểm về sức khỏe và ô nhiễm môi trường tại Hazaribagh, tuy nhiên những vấn đề này sẽ được giải quyết theo một kế hoạch xây dựng lại các xưởng thuộc da tại vùng ngoại ô Dhaka vào giữa năm 2013.

 

Tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết việc di dời các xưởng thuộc da tới một khu vực khác ở ngoại thành thủ đô đã được lên kế hoạch từ năm 2005 nhưng không hoàn thành đúng thời hạn do quan liêu.

 

Ngoài ra, chính phủ cũng tìm cách gia hạn lên một tòa án Tối cao vào năm 2009 để xây dựng lại các xưởng thuộc da bên ngoài Dhaka và sau đó đã lờ qua án lệnh của thẩm phán khi sự gia hạn mất hiệu lực.

 

"Hazaribag là một minh chứng rõ ràng về việc chính phủ thờ ơ với người dân thế nào," Syeda Rizwana Hasan, giám đốc điều hành Hiệp hội Luật sư Môi trường Bangladesh cho biết.

 

"Chúng tôi đã thông báo vấn đề này lên các nhà chức trách vài lần, tổ chức các cuộc biểu tình chống lại điều kiện làm việc tồi tệ ở đó nhưng không một nhà lãnh đạo có biện pháp giải quyết tích cực. Việc di dời các xưởng thuộc da đã có trong văn bản nhưng chính phủ vẫn trì hoãn, dường như là để xoa dịu chủ các xưởng thuộc da và đảm bảo lợi ích tối đa cho họ," bà nói.

 

Pearshouse, người đã thực hiện 134 cuộc phỏng vấn trong vòng 5 tháng làm nghiên cứu ở Dhaka, cho biết không khí và đất ở Hazaribagh đã bị "ô nhiễm khủng khiếp". Ông nhìn thấy những người dân ở khu ổ chuột tắm trong những ao nước đen ngòm và ô nhiễm.

 

Ông cũng phát hiện ra rằng trẻ em, có những em chỉ mới 11 tuổi, đã được thuê làm tại các xưởng thuộc da với mức lương khoảng 1.000 taka/tháng. Chúng phải làm những công việc đầy nguy hiểm như ngâm da sống trong chất hóa học, cắt những mảng da bằng dao sắc.

 

Bangladesh xuất khẩu da khô và cả các sản phẩm thuộc da, chủ yếu là giày dép, trong đó bảo gồm những đôi giày thời trang cao cấp.

 

Theo Sầm Hoa

VietnamNet/Reuters