1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Đại gia Nhật, Hàn: Người hoành tráng, kẻ bê bết sa lầy

Nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản không ngừng mở rộng các dự án BĐS ở VN. Tuy nhiên, trong cuộc đổ bộ này không phải đại gia nào cũng gặt hái thành công.

Rầm rộ tới

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Vì sao phải chi 8 tỷ USD xây mới sân bay Long Thành?
*
Ông Putin dự khởi công đường ống dẫn khí Nga-Trung Quốc
* ‘Sóng ngầm’ Philippines lấn dần vào Việt Nam
* Đại gia Việt chi 300 trăm triệu tậu siêu xe đạp
* Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc: Sắp đạt 40 tỷ USD!

Tòa nhà Lotte Center 65 tầng tại Liễu Giai Hà Nội chính thức khai trương vào đầu tháng 9 tới đây, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Lotte - tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc, trên thị trường BĐS. Đây là tòa nhà cao thứ hai của Hà Nội, gồm trung tâm thương mại, khách sạn văn phòng hạng A (45.000 m2), 258 căn hộ dịch vụ và đài quan sát.

Với dự án Lotte Center Hà Nội, đến cuối tháng 6/2013, đã có 400 triệu USD “tiền tươi thóc thật” được rót vào đây. Năm năm trước, Lotte đã mua lại dự án Lotte Center Hà Nội từ tập đoàn Daewoo, khi đó còn được biết đến với tên gọi là Coralis.

Trước đó, Lotte đã thâu tóm thành công trung tâm thương mại Mipec rộng 20.000m2 tại Tây Sơn, Hà Nội. Trong Nam, Lotte đã thuê lại toàn bộ trung tâm thương mại lớn mang tên Pico Plaza, tại số 20 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM. Tuy nhiên, nhiều trung tâm thương mại đang ế ẩm với nguồn cung khổng lồ, áp lực về bán lẻ của đơn vị này không hề nhỏ.

Nhiều dự án BĐS lớn mang dấu ấn Hàn Quốc
Nhiều dự án BĐS lớn mang dấu ấn Hàn Quốc

Đến từ Hàn Quốc, Keangnam nắm giữ kỷ lục về tòa nhà cao nhất Việt Nam. Chủ sở hữu tòa tháp cao nhất Đông Dương này tiết lộ đã chi tới 1,05 tỉ USD để xây dựng nó. Ngoài ra, thời gian thi công mất 50 tháng, sử dụng 3.500 lao động và 100 nhà thầu để kịp hoàn thành vào năm 2011. 

Nổi tiếng đi kèm với tai tiếng, Keangnam được biết tới sau nhiều vụ kiện cáo đình đám giữa cư dân và chủ đầu tư về chất lượng và quản lý tòa nhà. Không chỉ vậy, Keangnam còn dính tai tiếng về phi vụ chuyển giá hàng nghìn tỷ đồng.

Nhiều nhà đầu tư khác đến từ xứ sở kim chi cũng đang phát triển hàng loạt dự án BĐS như Huyndai, Ypung,...

Năm 2012, nhà đầu tư Nhật đã khuấy động thị trường BĐS trong nước khi tổ chức khởi công xây Khu đô thị Tokyu Bình Dương với quy mô gần 71,5ha bao gồm khoảng 7.500 căn hộ, nhà ở, các cơ sở giải trí, thương mại, văn phòng... Đây là dự án mang tính đột phá trong lĩnh vực bất động sản và là dự án khu đô thị lớn nhất có vốn đầu tư khủng 1,2 tỷ USD.

Tokyu là tập đoàn nổi tiếng của Nhật Bản trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, khách sạn... với 243 công ty con và hơn 70.000 nhân viên, doanh thu hàng năm đạt 20 tỷ USD.

Danh sách các dự án tỷ đô trong lĩnh vực bất động sản còn có Dự án Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) của Tập đoàn Shimizu (Nhật Bản), với vốn đầu tư 1 tỷ USD, khởi động từ tháng 3/2012.

Đây là hai dự án đầu tư vào bất động sản có số vốn lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện bởi các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

Âm thầm đi

Sự khó khăn của các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài khi chinh phục thị trường Hà Nội là điều đã được báo trước khi Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) xin rút lui khỏi Dự án Tổ hợp khách sạn 5 sao - trung tâm thương mại 5 sao tại Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội hồi năm 2009.
 
Không ít nhà đầu tư nước ngoài chiếm đất rồi bỏ không
Không ít nhà đầu tư nước ngoài chiếm đất rồi bỏ không

Một dự án bất động sản lớn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khác là Tổ hợp chung cư Booyoung Vina (Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội) cũng nằm bất động, dù được cấp phép từ nhiều năm nay. Bị UBND TP. Hà Nội nhắc nhở nhiều lần về tiến độ triển khai, nhưng dường như Tập đoàn Booyoung (Hàn Quốc) - chủ đầu tư - cũng bất lực với công trình có số đầu tư lên đến 171 triệu USD này.

Trung tâm thương mại Grand Plaza, thuộc tổ hợp khách sạn, văn phòng và trung tâm thương mại do Chamvit (Hàn Quốc) cũng phải tạm đóng cửa để tái cơ cấu. Sau thời gian hoạt động, tình trạng kinh doanh ế ẩm đã khiến các gian hàng ngưng hoạt động, thời gian mở cửa trở lại vẫn là một câu hỏi lớn.

Ở phía Nam, Công ty TNHH Phát triển GS Củ Chi (GSCD) thuộc Tập đoàn GS Engineering & Construction Corp (GS E&C) đã phải bán lại dự án của mình cho công ty trong nước với giá khoảng 24 triệu USD.

Dự án Spendora cũng gặp trục trặc khi công ty trong nước là Vinaconex đang đòi rút vốn. Dự án do Tổng công ty Vinaconex và Công ty Posco E&C của Hàn Quốc góp vốn đầu tư là 2,57 tỷ USD, trong đó An Khánh JVC là đại diện pháp nhân do hai bên lập ra để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới này

Mặc dù thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn nhưng báo cáo mới đây của Savills VN cho thấy, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đang có kế hoạch phát triển các dự án BĐS tại VN thông qua các hoạt động M&A.

Ông Neil MacGregor, Giám đốc Savills Việt Nam, nhận định những dấu hiệu phục hồi gần đây của thị trường là rất đáng khích lệ. Ông cho rằng trong khi thị trường bất động sản Việt Nam chạm “đáy” của chu kỳ phát triển thì nhiều thị trường khác ở châu Á đang nằm trên đỉnh. Các thị trường đó có thể nguội dần và giảm trong vài năm tới, nhờ đó, Việt Nam có cơ hội thu hút các nhà đầu tư muốn tận dụng giai đoạn phục hồi của thị trường trong nước. 

Theo D.Anh
Vietnamnet
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm