1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

"Đặc sản rừng" ùn ùn xuống phố

Chị Yến kể 3 năm trước, khi chị bắt đầu bán “đặc sản rừng”, trên các diễn đàn bán hàng trên mạng chỉ có chị và một bạn gái khác bán mặt hàng này. “Nhưng giờ đây thì rất đông người bán đặc sản rừng”.

Thịt trâu gác bếp Lạng Sơn, lợn bản Cao Bằng, miến dong sạch Yên Bái, tương ớt Mường Khương... đổ về Hà Nội dịp Tết Quý Tỵ.
 
Trước Tết Quý Tỵ, cửa hàng ở phố Nguyễn Đình Chiểu của chị Lê Thị Ngọc Yến đã bán gần 5 tạ thịt trâu gác bếp, hàng tấn nấm hương rừng, mộc nhĩ rừng, miến dong, măng khô các loại.

 

Chị Yến kể 3 năm trước, khi chị bắt đầu bán “đặc sản rừng”, trên các diễn đàn bán hàng trên mạng chỉ có chị và một bạn gái khác bán mặt hàng này. “Nhưng giờ đây thì rất đông người bán đặc sản rừng”, chị Yến cho biết.

 

Theo chị Yến, tết năm nay số lượng đơn hàng vẫn vậy, nhưng kinh tế khó khăn hơn nên giá trị mỗi đơn hàng có giảm. Những tết trước số người mua 2-4 triệu đồng/người cho các sản vật rừng như thịt trâu gác bếp, thịt lợn bản, nấm hương rừng… khá nhiều, nhưng năm nay những người rộng chi như thế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bù lại số lượng người mua không giảm, một phần vì hương vị sản vật rừng rất lạ, nấm hương rừng thơm hơn hẳn nấm trồng, tuy cánh không được tròn và dày như nấm trồng nhập từ Trung Quốc.
 
Các loại măng rừng, nấm hương và mộc nhĩ rừng… khá đắt khách.
Các loại măng rừng, nấm hương và mộc nhĩ rừng… khá đắt khách.
 

Mới bắt đầu kinh doanh đặc sản rừng tết năm nay, nhưng cửa hàng chị Hà ở phố Nguyễn Công Hoan, Hà Nội khá tập nập. Có nguồn xúc xích Lạng Sơn do người quen đặt giúp và chuyển về, chị Hà bán thêm các loại măng rừng, nấm hương và mộc nhĩ rừng… khá đắt khách. “Đến hôm nay vẫn còn rất nhiều khách đặt hàng. Chúng tôi mới kinh doanh nên sẵn sàng mang hàng đến tận nơi cho khách có nhu cầu, vì thế người mua rất thích thú” - chị Hà cho biết.

 

Năm nay, bên cạnh rất nhiều đặc sản rừng đã có ở các tết trước, như măng lưỡi lợn, măng mầm, măng nứa, thịt lợn bản, thịt trâu gác bếp, còn có những mặt hàng mới như trứng gà đồi và gà đồi, mận khô, chè sạch, khoai sọ, rượu ngô, hạt dẻ… cho dịp tết. Hàng bán thời vụ nên chủ yếu là bán trên mạng, nên nếu không tinh ý người mua có thể nhầm.

 

Theo chị Yến, thịt trâu gác bếp ăn dai ngon hơn bò gác bếp, nên khi mua thịt trâu mà không muốn bị trộn lẫn thịt bò thì có thể phân biệt bằng cách chọn miếng thịt có mùi gây đặc trưng của thịt trâu, khi ăn thấy dai hơn còn thịt bò có cảm giác bở hơn. Khi mua thịt trâu gác bếp, muốn bảo quản được lâu nên để vào ngăn đá tủ lạnh, trước khi ăn có thể cho miếng thịt khô vào lò vi sóng trong vòng 2 phút hoặc cho vào chõ đồ như đồ xôi, cầu kỳ hơn thì nướng trên than hoa. Muốn chọn đúng nấm hương rừng chủ yếu phân biệt qua mùi hương, nấm rừng cầm ở tay đã thơm, khi thả tai nấm khỏi bàn tay mùi hương vẫn còn quấn quýt. 

 

Theo ông Nguyễn Việt Cường - chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, vừa qua thanh tra Sở Y tế đã lấy 2 mẫu măng khô ở chợ Hôm về kiểm nghiệm. Trước đó, Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội đã lấy 8 mẫu măng khô và măng tươi ở các chợ, kết quả kiểm nghiệm cho thấy tuy có 3/8 mẫu có lưu huỳnh nhưng hàm lượng thấp dưới ngưỡng cho phép.

 

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo bà con chọn mua măng khô ngon, món ăn không thể thiếu trong cỗ tết của người dân miền Bắc, nên chọn loại măng có màu nâu sậm, có mùi măng đặc trưng, khi sờ vào miếng măng không có cảm giác bị ẩm tay, không nên chọn măng có màu vàng bóng đẹp mắt. Gần đây để bảo quản măng được lâu hơn và màu măng bóng đẹp, nhiều người buôn măng thường cho vào nồi luộc măng chút bột sắt và sấy măng bằng lưu huỳnh (diêm sinh), măng để cả năm vẫn không mốc hỏng, màu sắc lại bóng đẹp nhưng rất ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. 

 

Theo Lan Anh

Tuổi trẻ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm