1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Cuối năm và những màn nước rút: "tiện" và "lợi" như gửi tiết kiệm

Nhận định từ các chuyên gia trong quý cuối của năm 2016 đều cho rằng trong ngắn hạn và có thể cả trung hạn, dòng tiền ở Việt Nam vẫn sẽ đổ vào ngân hàng bởi lẽ đây là kênh đầu tư an toàn nhất vì lãi suất tiền gửi vẫn có phần cao hơn chỉ số lạm phát và ở mức khá cao so với nhiều quốc gia khác.

Bên cạnh lý do lãi suất vẫn ở mức “hài lòng”, kênh lãi suất vẫn tạo sức hút mạnh mẽ với nhiều đối tượng có tiền nhàn rỗi trong giai đoạn cuối năm vì vừa “tiện” vừa “lợi”.

“Tiện” như gửi ngân hàng

Vàng là một kênh đầu tư truyền thống với cách đầu tư đơn giản: chọn thời điểm mua rồi cất vào hũ, ai cũng có thể mua được miễn là có tiền mặt. Tuy nhiên với thị trường ít biến động như hiện nay, trữ vàng cũng giống như cất tiền trong tủ, khó sinh lời. Chứng khoán là kênh không đòi quá nhiều vốn, không khó để tham gia, khả năng “trúng lớn” từ chứng khoán lại luôn là nam châm hút đầu tư. Nhưng với tính hên xui cao, ảnh hưởng tâm lý tăng - giảm và hiệu ứng đám đông ở thị trường Việt dễ đặt nhà đầu tư vào tình trạng “ăn không ngon ngủ không yên”.

Bất động sản dù vượt trội mọi kênh đầu tư khác, nhưng luôn là câu chuyện phức tạp từ nhà thầu, quy trình và thủ tục sở hữu, công ty môi giới uy tín. Thế mới hiểu vì sao, ngay cả khi thị trường chứng khoán đang trải qua những ngày tươi đẹp nhất từ đầu năm khi chỉ số VNIndex đã tăng tới 20% còn bất động sản đang vào mùa, nhiều doanh nghiệp lớn vẫn mang hàng nghìn tỷ đồng đi gửi ngân hàng lấy lãi như Sabeco, Vinamilk, Đạm Phú Mỹ, Kido.... Rõ ràng, khi ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng “lười” mạo hiểm, nhà đầu tư cá nhân lại càng có lí do để chọn kênh “tiện đủ đường” như tiền gửi: nhanh chóng, thủ tục đơn giản, lợi nhuận tính trước, không cần quá băn khoăn về biến động thị trường.

Gửi tiền ngân hàng vẫn là kênh đầu tư được quan tâm nhất hiện nay
Gửi tiền ngân hàng vẫn là kênh đầu tư được quan tâm nhất hiện nay

“Lợi” như gửi tiết kiệm

Không chỉ tiện đủ đường, kênh tiền gửi ở thị trường Việt còn vô cùng “lợi ”cả về mặt giá trị cho đến mặt tiện ích.

Nhận định về các kênh đầu tư cuối năm, các chuyên gia kinh tế như TS. Nguyễn Trí Hiếu và TS. Đinh Thế Hiển đều cho rằng mức độ ưu tiên nhất hiện nay vẫn dành cho kênh tiền gửi vì lãi suất hiện nay từ 7-8% ở kỳ hạn dài là khá cao so với lạm phát, không sợ lỗ và giá trị được gia tăng. Không thể phủ nhận kênh tiền gửi vẫn luôn sở hữu tính thanh khoản cao bậc nhất thị trường. Nhìn ở ngắn hạn, nếu nhà đầu tư cần xoay vốn gấp, rút tiền gửi vẫn là sự lựa chọn nhanh nhất với rủi ro “trượt giá” thấp nhất. Ngắn đã lợi, dài càng tối ưu. Thực tế, bất động sản hay chứng khoán đều là những kênh đầu tư có tiềm năng tạo ra siêu lợi nhuận cao hơn tiền gửi nhưng trong khi bất động sản luôn cực kì ngốn vốn, chứng khoán là một “ma trận” với người không chuyên, “lấy ngắn nuôi dài” cho các phương án đầu tư siêu lợi nhuận trong dài hạn, không kênh nào làm tốt hơn tiền gửi.

Cẩn trọng để lựa chọn đúng nơi gửi gắm khoản tiết kiệm sẽ giúp gia đình bạn an tâm đón tết
Cẩn trọng để lựa chọn đúng nơi gửi gắm khoản tiết kiệm sẽ giúp gia đình bạn an tâm đón tết

Lợi ích không chỉ là câu chuyện của giá trị, nhiều nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng các tài khoản tiết kiệm tại các nhà băng còn vì những giải pháp quản lý tài chính dễ dàng và miễn phí. Thực tế, khi các ông lớn ngân hàng thương mại đang ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm, các tài khoản tiết kiệm hiện nay đang dần trở thành những gói hỗ trợ quản lý tài khoản toàn diện. Có thể lấy ví dụ từ BIDV, một ông lớn “siêng” tạo ra những tiện ích hỗ trợ đi kèm nhất nhì ngành ngân hàng hiện nay: từ SMS Banking, Internet banking cho đến Smart Banking. Không chỉ vậy, nhận xét từ chính các khách hàng của BIDV, ngoài uy tín hay lãi suất luôn cạnh tranh, BIDV rất “chăm chỉ” tạo những bất ngờ thú vị cho khách hàng từ những chương trình khuyến mãi độc đáo đi kèm.“Tôi có cảm giác mỗi lần đến giao dịch tiền gửi là mỗi lần có trải nghiệm bất ngờ rất mới mẻ vậy”. Chị Trang, một khách hàng cá nhân đã gắn bó với BIDV hơn 10 năm chia sẻ.

Đơn cử như chương trình "Tết yêu thương - Xuân ngập tràn" từ ngày 28/11/2016 đến hết ngày 01/02/2017, tất cả khách hàng mới gửi tiết kiệm từ 09 tháng trở lên tại Ngân hàng BIDV sẽ được tặng ngay 100.000 đồng trên mỗi 100.000.000 đồng tiền gửi tiết kiệm. Giá trị của phần quà này rõ ràng không quá lớn, nhưng việc được tặng ngay 0,1% số tiền tiết kiệm ngay đầu kì hạn thật sự đã tạo nên cơn sốt. Gửi tiết kiệm cuối năm “tiện” và “lợi”, lãi suất cuối năm vừa “ổn” vừa “bền”. Có nhiều yếu tố để kéo khách cá nhân đến gửi tiền tại các ngân hàng, nhưng những món quà “nhỏ mà không nhỏ”như "Tết yêu thương - Xuân ngập tràn" mới là thứ giữ chân khách hàng lâu dài.

TL