1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cú sốc dầu mỏ năm 2011 lớn đến đâu?

(Dân trí) - Giới chuyên gia đang run sợ với khả năng giá dầu 120 USD/thùng sẽ "giết chết" tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 5 lần kinh tế thế giới đi xuống vừa qua đều chịu do ảnh hưởng từ trước đó của việc giá dầu tăng mạnh.

Có lúc (thập niên 1970 hay 1990), giá dầu tăng quá cao dẫn đến hạn chế về nguồn cung do OPEC hay bởi chiến tranh tại Trung Đông. Ở thời điểm khác, nguồn cung giảm đi do nhu cầu dầu tăng trưởng quá nhanh.

Thế nhưng trong cả 2 trường hợp, ảnh hưởng của giá năng lượng cao cuối cùng đều dẫn đến việc kinh tế thế giới khó có thể tránh được hoàn toàn tác động.

Những ngày gần đây, khi giá dầu trung bình vượt mức 100 USD/thùng, tương đương cao hơn khoảng 3% so với mùa hè năm 2010, phản ứng hoàn toàn tự nhiên sẽ là sợ hãi cú sốc dầu mỏ này đủ để giết chết kinh tế toàn cầu. Thế nhưng giá dầu sẽ tăng mạnh hơn và tình trạng đó kéo dài hơn.

Khi nguồn cung dầu toàn cầu vốn đã chịu ảnh hưởng bởi việc nhà máy sản xuất dầu tại Libya đóng cửa, rủi ro cú sốc dầu đã lớn hơn mọi lý thuyết. Theo báo cáo gần đây, khoảng một nửa trong số 1,6 triệu thùng dầu sản lượng hàng ngay của Libya đã bị ngừng cung cấp, giá dầu giao ngay trên thị trường thế giới tuần qua lập tức tăng đến 14 USD/thùng.

Hiện nay, Libya đóng góp chưa đầy 2% tổng sản lượng dầu của thế giới và chắc chắn sẽ không mãi mãi mất đi. Theo đại diện của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), hiện nay IEA nắm dự trữ khoảng 1,6 tỷ thùng dầu và sẽ thể bù đắp thêm 4 triệu thùng dầu/ngày trong cả năm nếu cần thiết. Ngoài ra, cung dầu từ phía OPEC nhiều khả năng sẽ tăng thêm từ 4 đến 6 triệu thùng/ngày.

Trên thực tế, một số chuyên gia phân tích cảnh báo rằng sẽ rất khó để đưa cam kết về sản lượng trên thành nguồn cung dầu thực tế, một số khác cho rằng dù nguồn cung có thực tế đến được thị trường cũng chẳng thể thay thế được loại dầu được sản xuất tại Libya. Thế nhưng cũng phải thừa nhận rằng dự trữ dầu hiện nay cao hơn nhiều so với thời kỳ giá dầu lên 145USD/thùng vào năm 2008.

Ngoài ra, nguồn cung của OPEC cũng cao gấp đôi so với trước đó, ngay cả nếu với tính toán bi quan nhất. Bởi Arập Saudi trong thời gian gần đây đã đẩy mạnh sản xuất và bởi họ cần thêm nguồn thu dầu để trả tiền cho các kế hoạch chi tiêu của chính phủ. Như vậy sẽ dư nguồn cung dầu để bù lại gián đoạn đối với sản xuất mà chúng ta đã chứng kiến cho đến nay.

Tuy nhiên, sự lây lan về ảnh hưởng chính trị tại Trung Đông sẽ vẫn tiếp tục và nhiều người cho rằng sẽ tồn tại sự phân biệt giữa nhóm nước đông dân nhưng ít dầu như Ai Cập và nhóm nước giàu có tại vùng Vịnh. Giá dầu sẽ tăng bao nhiêu trước khi đà đi lên của kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề?

Ở mức giá dầu hiện nay, tiêu thụ dầu tương đương khoảng 5% GDP thế giới (cao hơn so với tính toán thông thường bởi giá dầu gần đây tăng cao). Hậu quả, nếu giá dầu tăng thêm khoảng 20 USD/thùng, chi tiêu vào dầu tăng thêm 1%.

Dù doanh thu của lĩnh vực năng lượng sẽ tự động tăng với lượng tương đương, các công ty kinh doanh và sản xuất dầu sẽ không thể chi tiêu lập tức các khoản tiền đó, vì thế nhu cầu toàn cầu nhiều khả năng sẽ giảm sâu, có thể lên tới 1%.

Điều gì xảy ra tiếp theo sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tác động từ việc giảm chi tiêu sẽ khiến hậu quả trầm trọng hơn, việc thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết để kiềm chế ảnh hưởng lạm phát của giá dầu cao. Ảnh hưởng sẽ lớn hơn 1% GDP. Tác động đối với từng nền kinh tế cũng khác nhau.

Ví dụ, tại nhóm nền kinh tế mới nổi sử dụng nhiều năng lượng, khi giá dầu tăng thêm 20 USD/thùng, GDP sẽ mất đi 1,1% trong khi đó con số này tại nhóm nền kinh tế phát triển chỉ ở mức 0,8% GDP.

Trong nhóm nền kinh tế phát triển, kinh tế Mỹ sẽ thiệt nhiều nhất (tương đương 0,95% GDP) trong khi nhóm nền kinh tế phát triển như Đức sẽ hưởng lợi từ việc sử dụng năng lượng thấp và sẽ mất nhiều nhất (tương đương 0,52% GDP).

Cần nhớ, chẳng có ảnh hưởng nào quá tồi tệ sẽ đến nếu tình trạng xấu không kéo dài. Nếu không, người tiêu dùng đơn giản sẽ dùng tiền tiết kiệm để chi tiêu cho cái họ tính toán về khả năng chi phí năng lượng tăng lên.

Tác động của bất kỳ cú sốc dầu mỏ nào cần được tính toán không bởi mức tăng của giá dầu trong ngắn hạn mà bởi thời gian tăng giá.

Trong biểu đồ dưới đây, ảnh hưởng từ cú sốc dầu mỏ được tính đến bởi xét đến thay đổi trong 12 tháng của giá dầu toàn cầu dựa trên 3 giả thuyết về hướng đi giá dầu trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2011.

3 trường hợp được tính đến:

1.Tình trạng hiện tại của giá dầu ở mức khoảng 100USD/thùng

2.Dự báo về trường hợp bi quan khi giá dầu lên mức khoảng 120USD/thùng và duy trì ở mức này suốt cả năm

3.Trườn hợp tích cực nếu giá dầu về mức 80USD/thùng (mức trước các biến động chính trị tiêu cực).

Rõ ràng nếu xét theo chiều hướng tích cực, cú sốc dầu mỏ năm 2011 không lớn và tầm ảnh hưởng cũng chỉ tương đương năm 2005 – 2006 khi đó kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng đều đặn 5%.

Tuy nhiên với hướng tiêu cực khi giá dầu tăng thêm 40USD/thùng và tình trạng này kéo dài 1 năm, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 2% và kinh tế thế giới thực sự khó chống đỡ cú sốc này.

Nếu giá dầu lên mức 120USD/thùng và duy trì ở mức này trong suốt cả năm? Điều này khó xảy ra, trừ khi Arập Saudi sụp đổ.

Ngọc Diệp
Theo FT

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm