1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cổ phần hóa bệnh viện: Giá trị không ở bề nổi

Xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập là chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm mục đích là đưa các đơn vị này hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát triển mạnh hơn. Như trường hợp Cổ phần hóa (CPH) Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương (GTVTTW) là một ví dụ điển hình.

Sau 1 năm hoạt động theo mô hình mới, bệnh viện GTVTTW đạt doanh thu bệnh nhân bảo hiểm y tế là 112,240 tỷ đồng, đạt 145,8%; doanh thu bệnh nhân dịch vụ là 29,68 tỷ đồng, đạt 116,15%; Chế độ phụ cấp thường trực tăng bình quân 58% so với chế độ hiện tại; Thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7% so với năm 2015.

Thách thức hậu cổ phần hóa…

Việc cổ phần hóa thành công bệnh viện GTVTTW sẽ mở ra cơ hội cho việc xã hội hóa nhiều bệnh viện công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế. Đặc biệt, việc chấm dứt nguồn hỗ trợ từ ngân sách cho bệnh viện hàng năm sẽ giảm chi ngân sách, từng bước chuyển đổi cơ chế từ hỗ trợ tổ chức sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách. Đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của chính phủ. Tuy nhiên, điều này là khó khăn đầu tiên mà bệnh viện phải đối mặt sau khi thực hiện CPH.

Từ một bệnh viện công lập, sau khi CPH, bệnh viện GTVT bị cắt ngay khoản hỗ trợ thường xuyên và không thường xuyên hàng năm của Nhà nước khoảng 60 tỷ đồng, đồng thời phải thực hiện trích khẩu hao tài sản, dẫn đến chi phí, giá thành tăng lên cũng gây cho đơn vị những khó khăn nhất định và ảnh hưởng tâm lý của bác sĩ, nhân viên y tế, người lao động trong bệnh viện. Trong trường hợp sau cổ phần hóa mà BVGT vẫn được nhận nguồn gần 60 tỷ trên thì sẽ có lãi gần 37 tỷ đồng.


Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương lột xác sau cổ phần hóa.

Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương "lột xác" sau cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, là hàng loạt vấn đề mà bệnh viện phải đối mặt như chuyện xung đột lợi ích, tư tưởng của cán bộ nhân viên còn nhiều khúc mắc, do việc chuyển đổi sang cổ phần hóa, cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ chưa đạt yêu cầu, chức năng nhiệm vụ, quy chế, quy trình của các khoa/phòng còn chưa ban hành... Tư duy của phần lớn cán bộ, nhân viên bệnh viện còn chưa quen với cơ chế và mô hình hoạt động mới, cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện

Những thay đổi tích cực

Còn nhớ, vào ngày 26/12/2015, Bệnh viện GTVTTW tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất với tỷ lệ biểu quyết tán thành tuyệt đối (chiếm 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết dự họp). Từ thời điểm đó, đơn vị này chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 5/1/2016 với tên giao dịch là Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải.

Mặc dù tình hình tài chính của bệnh viện còn khó khăn do không còn nguồn hỗ trợ từ ngân sách, nhưng với phương châm nhất quán của nhà đầu tư chiến lược là để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh phải bắt đầu từ việc chăm sóc đội ngũ cán bộ y bác sĩ, Hội đồng Quản trị đã quyết định tăng thu nhập cho toàn thể cán bộ nhân viên lên 20%, từ tháng 4/2016, Tổng quỹ lương tăng 23,45% so với năm 2015. Chế độ phụ cấp thường trực tăng bình quân 58% so với chế độ hiện tại. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7% so với năm 2015.

Cũng sau 1 năm thí điểm CPH, số lượng bệnh nhân tăng so với cùng kỳ năm 2015: Tổng số lượt khám bệnh đạt 108,99%; Tổng số người bệnh điều trị ngoại trú đạt 117,08%; bệnh nhân nội trú bảo hiểm y tế đạt 102,74%; Bệnh nhân ngoại trú dịch vụ đạt 114,13%; bệnh nhân ngoại trú dịch vụ đạt 114,13%;.... Theo đó, doanh thu tăng so với cùng kỳ năm 2015: trong đó, doanh thu bệnh nhân bảo hiểm y tế là 112,240 tỷ đồng, đạt 145,8%; doanh thu bệnh nhân dịch vụ là 29,68 tỷ đồng, đạt 116,15%;...

Trong một năm qua, bệnh viện từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa cấp I (điều chỉnh quy mô, cơ cấu khoa, phòng từ 26 lên 37 khoa phòng theo quy định). Thành lập phòng quản lý chất lượng giúp tăng cường công tác kiểm soát, quản lý chất lượng khám chữa bệnh theo tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra, bệnh viện còn tổ chức và hỗ trợ toàn bộ bữa ăn tập thể buổi trưa cho cán bộ công nhân viên Bệnh viện tạo sự yên tâm, gắn bó cho cán bộ công nhân viên; Tết nguyên đán 2017, bệnh viện đã giữ nguyên mức thưởng cho cán bộ, công nhân viên, người lao động là 10.000.000 đồng/người, đồng thời, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty đã hỗ trợ thêm 2,4 tỷ đồng bổ sung vào tiền thưởng Tết (bình quân mỗi người lao động được thêm khoảng 10.000.000 đồng).

Tại cuộc họp quý IV/2016, hội đồng quản trị công ty đã quyết định, trong năm 2017 sẽ tiếp tục tăng thu nhập cho người lao động trong đó có ưu tiên cho đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, dự kiến quỹ lương năm 2017 sẽ tăng khoảng 12,7 tỷ đồng (tương đương tăng 20% so với năm 2016 và gần 44% so với năm 2015)...

Bộ Giao thông và Bộ Y tế nói gì?

Theo đánh giá của Bộ Giao thông và Bộ y tế, qua 1 năm hoạt động theo mô hình mới, công tác cổ phần hóa Bệnh viện GTVT TW đã đạt được thành công bước đầu, chứng minh việc chuyển đổi mô hình hoạt động của bệnh viện công lập sang công ty cổ phần, thu hút được các nguồn lực từ xã hội nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân là hoàn toàn đúng đắn.

Kể từ sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, mặc dù Bệnh viện không còn được nhận khoản hỗ trợ thường xuyên và không thường xuyên của Nhà nước (khoảng 60 tỷ đồng/năm), nhưng với việc tăng cường công tác quản lý, điều hành công khai, minh bach đã chiết giảm chi phí. Đồng thời, nhà đầu tư chiến lược đã phối hợp, trực tiếp tham gia vào hoạt động điều hành và bước đầu thực hiện cam kết của nhà đầu tư chiến lược, Bệnh viện vẫn hoạt động ổn định và có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (về số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, doanh thu và thu nhập của người lao động), góp phần từng bước ổn định tâm lý của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế và người lao động làm việc trong mô hình hoạt động mới.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của hai Bộ, việc đánh giá toàn diện công tác cổ phần hóa bệnh viện cần được tiếp tục theo dõi, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách mạnh mẽ hơn để đáp ứng với mô hình mới và nhu cầu xã hội.

Trên cơ sở báo cáo của Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải (Công ty cổ phần Bệnh viện) về tình hình và kết quả hoạt động sau 01 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp (04/01/2016) của Công ty cổ phần bệnh viện, nhằm thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá kết quả thí điểm cổ phần hóa bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế đã thống nhất một số nội dung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động của Bệnh viện GTVTTW (nay là Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải) nhìn chung các chỉ tiêu cơ bản đều có tăng trưởng so với trước khi chuyển thành công ty cổ phần.

Thứ hai, Bộ Y tế đã thành lập một đoàn công tác độc lập làm việc với Công ty cổ phần bệnh viện Giao thông vận tải để đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của bệnh viện trước và sau khi chuyển sang công ty cổ phần, trọng tâm là về các nội dung thuộc lĩnh vực hoạt động dịch vụ chuyên ngành Y tế.

Xuất phát từ tình hình và nhu cầu thực tế đã nêu ở trên, để thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, sau khi có báo cáo đánh giá của Bộ Y tế về kết quả hoạt động của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương (trước và sau khi chuyển sang công ty cổ phần), Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án thoái bớt phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm