1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Cơ hội lớn “biến” cám gạo thành “vàng ròng”

(Dân trí) - Gạo là một trong những thực phẩm chính của hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt ở châu Á. Tuy nhiên, chưa nhiều người biết rằng cám gạo - một phụ phẩm được tạo ra trong quá trình xay xát gạo lại có thể trích ly ra một loại dầu vàng óng có công dụng vượt trội trong bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Cơ hội lớn “biến” cám gạo thành “vàng ròng” - 1

Hàng triệu tấn cám gạo bị phí phạm

Theo số liệu do Hiệp hội Dầu gạo quốc tế chia sẻ tại Hội nghị thường niên lần thứ 5 tổ chức ngày 24-25/5/2018 vừa qua, cây lúa được trồng ở ít nhất 114 quốc gia trên thế giới với sản lượng toàn cầu 645 triệu tấn, trong đó 90% sản lượng nằm ở châu Á.

Quá trình xay xát có thể cung cấp được tối đa 70% gạo phục vụ lương thực cho một nửa dân số thế giới và 8% cám.

Còn theo nghiên cứu thị trường của Research Gate, mỗi năm có tới hơn 29 triệu tấn cám gạo sản sinh từ quá trình xay xát (chiếm 10-12% sản lượng gạo).

Vậy nhưng, theo nhận thức truyền thống, cám gạo chỉ là một phụ phẩm, không đóng góp vai trò trong chế độ dinh dưỡng của con người.

Cho đến khi các nghiên cứu cho thấy cám gạo có tới 453 chất chuyển hóa, trong đó có 65 chất tiềm ẩn công dụng tăng cường sức khỏe và 16 chất chưa từng được nhắc đến. Đặc biệt, trong cám gạo có lượng dầu khá cao, chiếm từ 12-20% tùy loại gạo. Trước thông tin đó, hàng trăm tập đoàn dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu loại dầu tiềm năng này.

Cơ hội lớn “biến” cám gạo thành “vàng ròng” - 2

Dầu gạo được trích ly như thế nào?

Tại Hội nghị Dầu gạo quốc tế 2018 (ICRBO 2018) do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Wilmar CLV tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, nhiều chuyên gia đầu ngành từ 20 quốc gia thuộc 5 châu lục đã cùng thảo luận câu chuyện sản xuất dầu gạo, phổ biến kiến thức về các công dụng vượt trội của dầu gạo, cũng như tiếp thị dầu gạo ra thị trường.

TS Wim De Greyt, tập đoàn Desmet Ballestra (Bỉ) cho biết: Từ những năm 1950, dầu gạo đã được sản xuất phục vụ cho mục đích công nghiệp, nhưng phải đến những năm 90, thế giới mới sản xuất được dầu gạo thực phẩm.

Sau đó, quá trình tinh luyện dầu gạo, giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất và giữ lại những thành phần quý giá trong lớp vỏ cám gạo chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 2000.

Ông Peh Ping Teik, Chủ tịch Hiệp hội nghị Dầu gạo quốc tế 2018, cho biết: Để đảm bảo lưu giữ các dưỡng chất quý giá, trong vòng 6 tiếng kể từ lúc tách khỏi vỏ trấu, cám tươi phải được sơ chế để ổn định chất lượng.

Trải qua quy trình sản xuất phức tạp, bao gồm cả việc sử dụng hàm lượng cao các chất đặc biệt, chưa từng sử dụng trong sản xuất các loại dầu khác, toàn bộ tạp chất sẽ được tách lọc nhưng vẫn giữ nguyên vẹn các thành phần tinh túy của lớp vỏ cám gạo, đặc biệt là Gamma-Oryzanol. Đây là dưỡng chất quý hiếm chỉ được tìm thấy chủ yếu trong vỏ cám gạo.

Chính quá trình sản xuất phức tạp này mới tạo ra một trong những loại dầu tốt nhất thế giới, có thành phần axit béo cân bằng và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người như phytosterol, vitamin E, đặc biệt là Gamma-Oryzanol có công dụng chống lão hóa và giảm cholesterol máu hiệu quả.

Cơ hội lớn cho Việt Nam

Hiện nay, tổng sản lượng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu cọ, dầu mù tạt....) đã tăng từ 177 triệu tấn (năm 2014-2015) lên 198 triệu tấn trong năm 2017-2018 và kỳ vọng sẽ tăng 9 triệu tấn mỗi năm trong các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, tổng sản lượng dầu gạo toàn cầu hiện chỉ 1,7 triệu tấn/năm và mỗi năm tăng thêm 100.000 tấn.

Trên thế giới, các quốc gia đứng đầu về sản xuất dầu gạo bao gồm Ấn Độ (1 triệu tấn/năm), Nhật Bản (500 ngàn tấn), Trung Quốc (440 ngàn tấn), Thái Lan….

Tại Việt Nam, hiện chỉ có Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân (Calofic) sản xuất thành công dầu gạo chất lượng cao (100% nguyên liệu trong nước) nhưng sản lượng vẫn rất khiêm tốn so với các nước thành viên, khoảng 23.000 tấn (chiếm khoảng 6% tổng sản lượng thế giới).

Đáng chú ý, hơn 80% sản lượng dầu gạo của công ty hiện nay được xuất khẩu sang các nước phát triển.

Cơ hội lớn “biến” cám gạo thành “vàng ròng” - 3

Theo ông Peh Ping Teik (ảnh trên), dầu gạo tại Việt Nam - cụ thể là dầu gạo nguyên chất Simply - có chất lượng tương đương dầu gạo được sản xuất ở các quốc gia phát triển, đáp ứng hệ tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế khó tính như New Zealand, Úc.

Nhìn nhận về thị trường trong nước còn rất hạn chế, ông Trần Anh Dũng, Giám đốc Nhãn hiệu, Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân (Calofic) cho biết: “Do giá dầu gạo cao hơn 20% các loại dầu phổ biến hiện nay trên thị trường, cùng với việc nhiều người tiêu dùng chưa biết đến lợi ích của dầu gạo nên việc tiêu thụ vẫn còn hạn chế”.

“Là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành dầu gạo. Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ được cập nhật vào danh sách các nước sản xuất chính về dầu gạo”, Tiến sĩ B.V Mehta , Chủ tịch Hiệp hội Chiết tách dung môi Ấn Độ, nhận định.

Cơ hội lớn “biến” cám gạo thành “vàng ròng” - 4

Năm 2013, Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO) - một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ với 5 quốc gia thành viên: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam đã được thành lập.

Mục tiêu hoạt động của IARBO là kết nối các nhà sản xuất, viện nghiên cứu, trường đại học, người tiêu dùng nhằm thúc đẩy sự phát triển và thói quen sử dụng dầu gạo, một loại dầu giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Các hoạt động của Hiệp hội giúp nâng cao nhận thức và tính thương mại của dầu gạo trên thị trường quốc tế, cung cấp nền tảng cho việc nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, tiếp thị, giao lưu, chia sẻ … về dầu gạo giữa các nhà sản xuất, các viện nghiên cứu, trường đại học, người tiêu dùng, v.v...

5 nước thành viên trong IARBO có tiềm lực rất lớn để sản xuất dầu gạo - tạo giá trị gia tăng gấp nhiều lần cho cây lúa.

Phương Trần

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm