Chuyện làm giàu từ tay trắng vĩ đại nhất mọi thời đại

Từ một công nhân dệt nhập cư Mỹ nghèo khổ, Andrew Carnegie đã dựng nên sản nghiệp đồ sộ và trở thành người giàu nhất thế giới.

Khả năng của Carnegie nhìn trước mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào.
Khả năng của Carnegie nhìn trước mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào.
 
 
Từ bao đời, dòng họ Carnegie luôn gắn bó với những khung cửi dệt may bằng tay. Nhưng cuộc cách mạng công nghiệp với sự ra đời của khung cửi chạy bằng hơi nước đã khiến công việc kinh doanh của gia đình phá sản.
 
Andrew sau này nhớ lại, thời điểm đó, gia đình ông nghèo tới nỗi cha phải đi cầu xin người khác một việc làm. Điều đó khiến trái tim ông như bị bóp nghẹt vì đau đớn.

Năm 13 tuổi, ông bắt đầu làm việc trong phòng hơi nước của một nhà máy dệt. Ban đêm, khi đi ngủ, ông thường gặp ác mộng về những cỗ máy hơi nước nổ tung.

Sau đó, Carnegie làm nhân viên tại một văn phòng điện tín. Nhiều năm làm việc tại đây, ông cố gắng quen biết những người quan trọng trong thành phố.

Năm 17 tuổi, Carnegie làm người đánh điện tín kiêm trợ lý cho một nhân viên đường sắt địa phương với mức lương ấn tượng, 35 USD/tháng. 10 năm sau, vai trò của ông với công ty đường sắt ngày càng quan trọng.

Carnegie bắt đầu tính chuyện đầu tư. Sau khi rót 217 USD vào một công ty xe hơi, ông thu về khoản lãi 5.000 USD/năm. Sau đó, ông giúp một công ty xây các cầu dành riêng cho xe lửa.

Các khoản đầu tư sinh lời lớn tới nỗi khoản lương 2.400 USD/năm chỉ chiếm 5% thu nhập của ông. Năm 1865, Carnegie chuyển tới New York, nơi ông và mẹ sống trong phòng hạng sang khách sạn St Nicholas.

Năm 1873, Carnegie đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành kinh doanh thép của mình. Hơn 10 năm sau, Carnegie Steel đã lớn mạnh thành một đế chế nhờ ông chủ của nó đã áp dụng tiến bộ khoa học ngay từ đầu.

Nhà sử học John Inghan cho biết: Theo tôi, thiên tài của Carnegie là điều quan trọng nhất. Đó là khả năng nhìn trước mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào.

Năm 1897, Carnegie trở về Scotland và mua lâu đài Skibo rộng mênh mông. Ông gọi nơi đây là Thiên đường trên mặt đất.

Trước năm 1990, Carnegie Steel sản xuất hơn nửa số lượng thép của toàn nước Anh.

Năm 1901, Carnegie, lúc này 66 tuổi, bán công ty thép cho JP Morgans với giá 480 triệu USD và bỏ túi một nửa số tiền này. Công ty mới có tên United States Steel Corporation.

Xin chúc mừng ngài Carnegie. Giờ đây, ngài là người đàn ông giàu nhất thế giới - Morgan từng nói với Carnegie như vậy. Nhưng ông đã khiêm tốn trả lời: Tôi tự hỏi liệu tôi có thể kiếm thêm 100 triệu USD nữa không.

Người đàn ông chết đi trong giàu có là chết đi trong hổ thẹn - luôn tâm niệm điều này, Carnegie dành 18 năm cuối đời cho việc từ thiện. Ông đã quyên góp cho gần 3.000 thư viện, công viên, học viện, bảo tàng và hòa bình thế giới.

Theo Khánh Huyền
VTC/BI