Dự án Tài chính nông thôn III – WB:

Bứt phá vượt trội nhờ “bài toán” môi trường

(Dân trí) - Điểm đặc biệt của dự án tài chính nông thôn III (2008-2013) (viết tắt là Dự án III) là chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường và công tác quản lý vật hại trong quá trình thẩm định cho vay đối với các tiểu dự án.

Môi trường đảm bảo, sản xuất bền vững

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Từ 1/7, MobiFone chính thức về Bộ Thông tin và Truyền thông

* Chi 7.000 tỷ đồng xây Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa

* Áp dụng quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp từ 2/8

* Khai thác thủy sản bị ảnh hưởng bởi giàn khoan của Trung Quốc

Xe chúng tôi bon bon chạy trên con đường thẳng tắp rẽ vào tiểu khu 26/7 của thị trấn nông trường Mộc Châu (Sơn La). Vượt qua khu trung tâm sầm uất là bạt ngàn những vườn mận, vườn xoài chen lẫn những thảm cỏ xanh mướt, cao ngút đầu người, là “thảm” thức ăn dồi dào cho bò sữa nơi đây. Ấn tượng nhất là những trang trại nuôi bò sạch sẽ, thoáng mát. Một cán bộ thị trấn cho biết nhiều hộ dân nhỏ lẻ khi vay vốn Dự án III thông qua Quỹ tín dụng thị trấn nông trường Mộc Châu đã biết áp dụng thành thục các biện pháp bảo vệ môi trường, tạo không gian sản xuất thân thiện.

Nuôi bò sữa đã gần 20 năm, song phải đến khi Dự án III “gõ cửa”, bà Trần Thị Tý (Nông trường 26/7) mới hiểu ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường: “Lúc đầu cũng chỉ thụ động làm theo hướng dẫn của cán bộ Quỹ, sau thấy sản lượng sữa tăng dần, tôi nhận ra, việc xử lí nền chuồng sạch và thông thoáng là một yếu tố rất quan trọng đem lại hiệu quả thiết thực trong chăn nuôi. Môi trường thông thoáng, sạch sẽ là “bí quyết” giúp đàn bò khỏe mạnh, cho sữa dồi dào, không mắc dịch bệnh” - bà Tý cho hay. Không chỉ chăm dọn dẹp chuồng trại, mọi thành viên trong nhà bà còn “thuộc lòng” cách xử lý chất thải từ đàn bò. Phân rắn bà gom vào một góc vườn, ủ khô để bón cây ăn quả, phân lỏng bà làm bioga đun nấu. “Cả khu chỉ dẫn cho nhau, vừa tận dụng chất dư thừa, vừa chung tay bảo vệ môi trường”, bà Tý nói.

Cùng chung tâm lý thụ động “làm theo cán bộ”, sau khi thay đổi nhận thức, ông Cao Văn Công (bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã “thức tỉnh”, tự mày mò sáng chế những chiếc “bẫy” dụ ruồi, dụ ong đến phá hoại quả non để hạn chế tối đa chi phí phun thuôc trừ sâu. Ông Công tính nhẩm: “Dùng thuốc diệt bọ và côn trùng rất độc hại và tốn kém. Từ ngày chuyển sang dùng bẫy, mỗi năm gia đình tôi tiết kiệm được hàng chục triệu đồng, riêng vườn xoài tiết kiệm được 30 triệu đồng". Bước vào vườn xoài của gia đình ông Công, người ta chỉ thấy mùi hoa quả sực nức, không hề có vỏ hộp thuốc trừ sâu vứt bừa bộn dưới đất. Ruồi ong bặt không vo ve gây hại quả non. Không chỉ giữ gìn được môi trường trong lành, ông Cao Văn Công còn được hưởng lợi về mặt kinh tế. Từ ngày biết cách cắt giảm chi phí mua thuốc diệt ruồi, ong đục quả, ông thu về hơn 900 triệu đồng/năm.

Chiếc bẫy dụ ong, ruồi trong vườn xoài nhà ông Công.
Chiếc bẫy dụ ong, ruồi trong vườn xoài nhà ông Công.

Yêu cầu “khắt khe’ về môi trường của Dự án III thông qua các định chế tài chính đã góp sức làm thay đổi thói quen sản xuất “truyền thống” từ miền ngược xuống miền xuôi. “Nhờ môi trường thân thiện mà việc sản xuất được duy trì lâu dài, bền vững hơn trước” – Đó là điều mà ông Văn Xánh (thôn Cổ Chất, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) thu được khi bắt đầu vay vốn Dự án III thông qua ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Trực Ninh: “Vay được 50 triệu đồng, tôi đầu tư phần lớn cho lò hơi, vừa thay thế lò than cũ kỹ, vừa đảm bảo môi trường làm việc trong lành. Lò than nóng và thải ra nhiều khí đốt nguy hiểm, trong khi làm việc bằng lò hơi, dù trời nóng 39-40 độc C, sức khỏe cả nhà tôi vẫn được đảm bảo, số lượng tơ ươm ra vẫn đều đều. Có nhà nóng quá phải cho lò than “nghỉ”, chứ không sản xuất đều đặn như gia đình tôi…” - ông Xánh tâm sự.

Lò hơi thân thiện với môi trường của gia đình ông Xánh.

Lò hơi thân thiện với môi trường của gia đình ông Xánh.

 Thay đổi tương lai…

Không chỉ giúp các hộ dân nghèo yên tâm sản xuất, Dự án III còn tạo “cú hích” để các công ty sản xuất, chế biến nông sản Việt Nam có cơ hội “chạm” tới thị trường quốc tế, trong đó có Mỹ. Sản phẩm cá rô phi của Công ty TNHH Thuỷ Hải Sản Thiên Hà (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là một điển hình. Ông Võ Văn Tim - Bí thư Đảng uỷ Công ty không giấu nổi niềm vui: “Thông qua Dự án III từ Ngân hàng MHB Tiền Giang, năm 2010, công ty đã vay 4 tỷ đồng để ổn định sản xuất. Năm 2012, công ty tiếp tục vay 18 tỷ đồng trong thời hạn 5 năm để phát triển công ty, mà phần lớn nguồn vay để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải khép kín.
Khu vực xử lý nước thải của công ty Thiên Hà.

Khu vực xử lý nước thải của công ty Thiên Hà.

Trước kia, Công ty TNHH Thuỷ Hải Sản Thiên Hà vốn chỉ chuyên chế biến cá ba sa và cá tra. Nhưng 2 năm trước, khi tham dự một hội chợ thuỷ hải sản bên Trung Quốc, vị giám đốc trẻ tuổi của công ty bỗng dưng “chuyển hướng” sang cá rô phi vì lợi nhuận cao hơn… Để có thể tự tin bước ra thế giới, Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại dọc sông Tiền. Những mẻ cá rô phi nuôi trên các bè dọc sông Tiền của Công ty vì thế đạt tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Mỹ. Mỗi năm, công ty xuất đi 5.000 tấn cá, doanh thu năm 2013 lên tới 9,5 tỷ USD. Biết chú trọng bảo vệ môi trường, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường là “bước đệm” tốt nhất mà Dự án III đã “dạy” cho nhiều cán bộ, lãnh đạo các công ty chế biến nông sản.

Có thể nói, thành công trong “bài toán” môi trường không chỉ giúp chính những hộ dân, công ty vay vốn yên tâm sản xuất và hưởng lợi về kinh tế, mà xa hơn, Dự án III đã góp sức thay đổi nhận thức của lớp người nghèo nông thôn, của một thế hệ đối tượng ít được tiếp cận các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Dự án III đã mang kiến thức bổ ích đến nhóm người thu nhập thấp, người nghèo đang sinh sống ở những tỉnh nghèo có tỷ lệ nghèo cao hơn mức trung bình của Quốc gia. Những thành quả ban đầu của Dự án dù chưa nhiều nhưng đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.
 
Hà Anh
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”