1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bỏ Việt Nam: Mazda sang Thái, Hyundai chọn Malaysia

Các hãng ôtô lớn từng có ý định đầu tư vào Việt Nam đã chuyển hướng sang các nước khác. Cơ hội phát triển công nghiệp ôtô Việt càng gặp khó khăn hơn.

Những cơ hội trôi qua

Trong lúc Việt Nam vẫn loay hoay với chính sách phát triển công nghiệp ô tô, thì nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á lại liên tiếp nhận được dòng đầu tư lớn của các tập đoàn ô tô trên thế giới.

Mới đây nhất, Tập đoàn ô tô Mazda ( Nhật Bản) đã tuyên bố chọn Thái Lan làm cơ sở sản xuất với quy mô lớn nhằm cung cấp sản phẩm cho khu vực Đông Nam Á. Ngoài nhà máy lắp ráp đang xây dựng, Mazda còn có kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất động cơ tại quốc gia có ngành công nghiệp ô tô lớn nhất khu vực này.

Việc xây dựng một nhà máy động cơ ở tỉnh Chonburi sẽ là bước khởi đầu của giai đoạn 2 thuộc chương trình Mazda Eco-Car được khởi xướng bởi chính phủ Thái Lan. Chương trình này, được chính phủ Thái Lan dành khá nhiều ưu đãi, cho các DN nước ngoài xây dựng một cơ sở công nghiệp ô tô, hướng tới yếu tố tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.

Các hãng ôtô lớn từng có ý định đầu tư vào Việt Nam đã chuyển hướng sang các nước khác.

Các hãng ôtô lớn từng có ý định đầu tư vào Việt Nam đã chuyển hướng sang các nước khác.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Một thương hiệu ô tô lớn của Hàn Quốc, mà rất nhiều người hy vọng sẽ đầu tư vào Việt Nam là Hyundai, mới đây cũng đã tuyên bố tập trung cho sản xuất tại Malaysia. Theo đó hầu hết các xe đời 2014 được bán tại Thái Lan, Việt Nam là những mẫu xe được sản xuất và lắp ráp tại Malaysia. Đây là chiến lược nhằm đem đến mức giá phải chăng hơn cho các khách hàng, so với các mẫu xe được nhập trực tiếp từ Hàn Quốc.

Hãng xe Hàn Quốc cho biết với cơ sở tại Malaisia, tập đoàn này đã tận dụng triệt để những lợi ích đến từ thỏa thuận về Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA). Nhờ nó, các dòng xe sản xuất tại đây sẽ được lợi từ chương trình ưu đãi thuế quan CEPT của AFTA, giúp nó có được tính cạnh tranh khi phân phối ở thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, đến nay, hầu hết các thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới đều đã có mặt tại thị trường Đông Nam Á để tận dụng triệt để những lợi ích đến từ thỏa thuận về Khu vực mậu dịch tự. Trong khi tại các nước xung quanh, các DN càng quyết tâm đầu tư bao nhiêu thì tại Việt Nam, khi được hỏi, không một DN ô tô nào có câu trả lời cụ thể.

Vấn đề chính với các DN này là chính sách của Việt Nam vẫn ở dạng chờ đợi trong khi các nước đã cụ thể hóa và áp dụng một cách hoàn chỉnh.

Khu vực Đông Nam Á được coi là thị trường ô tô tiềm năng cuối cùng của thế giới với dự báo tới năm 2018, lượng xe tiêu thụ sẽ đạt đến 4,7 triệu chiếc và có thể lên tới 8 triệu chiếc vào thời điểm 2030. Nếu các tập đoàn lớn đã đẩy mạnh và yên tâm đầu tư vào các nước trong khu vực thì sẽ không còn cơ hội cho Việt Nam.

Chờ ưu đãi cụ thể

Sau thời gian dài chờ đợi, với Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quy hoạch công nghiệp ô tô đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, các DN ô tô đã biết được quan điểm rõ ràng của Việt Nam về việc phát triển CN ô tô thời gian tới. CN ô tô được xác định là một ngành tạo động lực quan trọng, cần được khuyến khích phát triển, bằng chính sách nhất quán, ổn định và dài hạn.

Các DN ôtô VN vẫn phải chờ đợi chính sách cụ thể, chưa biết đến khi nào mới thành hiện thực

Các DN ôtô VN vẫn phải chờ đợi chính sách cụ thể, chưa biết đến khi nào mới thành hiện thực

Theo đó, chậm nhất vào 11/2014, các bộ ngành sẽ rà soát, tổng hợp và đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi, thuế, phí phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường... để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, các chính sách về thuế với ô tô, Bộ Công thương đã hoàn tất, chẳng hạn như về thuế tiêu thụ đặc biệt, chúng tôi đã đề xuất giảm 20-25% cho dòng xe có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, còn các dòng xe có dung tích từ 1.6L đến dưới 30L giữ nguyên, riêng với dòng xe có dung tích xi lanh trên 3.0L, đề xuất tăng thuế lên 70% so với mức 60% hiện nay... Dự thảo này đã gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành từ giữa tháng 10/2014, tuy nhiên đến thời điểm đầu tháng 11 chưa có nhiều ý kiến phản hồi.

Theo ông Dương Đình Giám, Viện trưởng, Viện nghiên cứu Chiến lược, chính sách (Bộ Công Thương), tất cả các chính sách cụ thể liên quan đến thuế, phí để phát triển ngành công nghiệp ô tô, Viện đã hoàn tất từ cuối tháng 9/2014 và trình Bộ Công thương.

Theo kế hoạch ban đầu việc lấy ý kiến các cơ quan chức năng sẽ hoàn tất và trình Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 khóa 13, nhưng đến nay, Quốc hội sắp họp xong mà việc lấy ý kiến vẫn chưa hoàn tất. Tình hình này, các chính sách cụ thể chưa thể ban hành, để thực hiện từ đầu năm 2015 như dự định, trong khi thời gian không còn nhiều.

Như vậy, dù cho Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được công bố, thì các DN vẫn phải chờ đợi chính sách cụ thể, chưa biết đến khi nào mới thành hiện thực, để lên kế hoạch cho mình.
 
Theo Trần Thủy
VEF
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm