1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Kiên Giang

600 tàu thuyền đánh bắt "chui" con banh lông

(Dân trí) - Ham lợi, nhiều ngư dân nhanh chóng trang bị ngư cụ, bỏ nghề đánh cá chuyển sang đánh bắt con banh lông bán cho các đầu mối với giá cao từ 600.000 – 700.000 đồng/kg Nếu tính đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang ước có khoảng 600 tàu tham gia “săn” con banh lông.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


* Ông Tất Thành Cang được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TPHCM

* Đang quay phim bất ngờ tìm thấy hơn 180 tỉ đồng trong hòm gỗ cũ

* Tây Ninh: Nông dân phá bỏ gần 2.000ha cao su để trồng cây khác

* Thủ tướng Singapore xếp hàng 30 phút mua gà rán

Trước hiện tường nhiều ngư dân ở hai huyện Hòn Đất, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tham gia cào bắt con banh lông một cách bất thường, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo ngành NN và PTNT tỉnh vào cuộc. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, cuối năm 2013 ngư dân tỉnh Cà Mau và huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã bắt đầu hoạt động khai thác banh lông bán cho thương lái Trung Quốc, thông qua người Việt thu gôm, tại thời điểm này giá mua banh lông có thời điểm vọt lên 700.000đ/kg.

Từ mức giá hấp dẫn này đã thu hút thêm nhiều ngư dân ở huyện Phú Quốc, Hòn Đất (Kiên Giang) đầu tư dàn cào, chuyển đổi từ đánh cá sang khai thác banh lông, không quan tâm đến việc thu mua bất thường của thương lái Trung Quốc về loài thủy sản chưa rõ giá trị kinh tế này. Do vậy, sau một thời gian, thương lái Trung Quốc ngưng mua, giá banh lông bắt đầu giảm xuống 2- 3 lần và hiện nay chỉ còn trên dưới 100.000 đồng.

Sau mức giá kỷ lục 700.000 đồng/kg hiện nay giá con banh lông chỉ còn trên dưới 100.000 đồng

Sau mức giá kỷ lục 700.000 đồng/kg hiện nay giá con banh lông chỉ còn trên dưới 100.000 đồng

Anh Nguyễn Thanh Hùng – một ngư dân ở  thị trấn An Thới cho biết: “Chúng tôi chỉ biết đánh bắt rồi bán lại cho các chủ vựa thủy sản ở cảng An Thới. Chúng tôi cũng không rõ ông chủ chính là ai chỉ biết họ mua banh lông rồi bán lại cho các thương lái Trung Quốc. Bây giờ giá con banh lông giảm mạnh, chỉ còn khoảng 110.000 đồng, nhưng mấy ngày qua các đầu mối thu gôm cũng không chịu mua hàng nữa, bà con ngư dân chúng tôi cũng quay lại với nghề cũ rồi”.

 
Theo ước tính của của ngành Nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, tính đến thời điểm này toàn tỉnh có khoảng 600 tàu đánh cá truyền thống chuyển sang cào banh lông. Điểm đáng lưu ý là tất các tàu thuyền đánh bắt con banh lông đều chưa được kiểm tra an toàn kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cũng như cấp giấy phép khai thác thuỷ sản. Do đó, nguy cơ xảy ra mất an toàn cho tàu cá và tai nạn lao động trên tàu là rất cao.
 
Trước mắt, Sở NN&PTNT đã kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành có liên quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động ngư dân không tự phát chuyển sang cào banh lông ồ ạt, vì điều này làm xáo trộn tầng bùn đáy biển, ảnh hưởng tới môi trường sinh sống của nhiều loài thuỷ sản khác. Mặt khác, để lập lại trật tự việc khai thác con banh lông trên địa bàn tỉnh, Thanh tra sở NN & PTNT kiến nghị với UBND tỉnh cần có biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các tàu cào banh lông chưa được cấp phép.
 
Theo kết quả trưng cầu giám định từ Viện Hải dương học Nha Trang đã xác định banh lông là một loài thuộc bộ tua miệng phân nhánh (Dendrochirotida), lớp hải sâm (Holothuroidea), ngành động vật da gai (Echinodermata). Banh lông sinh sống vùi sâu dưới đáy biển dạng bùn hoặc bùn pha cát từ 20-30cm.
 
Nguyễn Hành

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm