1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

3 yếu tố then chốt doanh nghiệp thuần Việt cần để tránh cảnh "chầu rìa" thị phần

(Dân trí) - 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp thuần Việt cần phải có để mạnh mẽ hơn, tránh cảnh "chầu rìa" những "vụn bánh" thị phần nhỏ lẻ mà doanh nghiệp nước ngoài để sót.

3 yếu tố then chốt doanh nghiệp thuần Việt cần để tránh cảnh chầu rìa thị phần - 1

Nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm thị phần là yếu tố đóng vai trò quyết định sống còn của doanh nghiệp thuần Việt khi đứng trước các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một công việc không đơn giản. Thực tế cho thấy, trong 5 năm qua, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới chưa được cải thiện đáng kể, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO vẫn còn thấp, độ ổn định chưa cao.

Để tránh tình trạng đánh mất thị phần vào tay doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp thuần Việt cần thực hiện tốt 3 yếu tố then chốt: mang lại chất lượng tốt cho người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt và cuối cùng là có chiến lược phát triển cụ thể. Chỉ khi thực hiện tốt 3 yếu tố trên, doanh nghiệp thuần Việt mới có thể duy trì sức cạnh tranh bền bỉ trước những doanh nghiệp nước ngoài rất hùng hậu về vốn liếng.

Thấu hiểu thị trường - Chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách bền vững, phải duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài, liên tục cả hiện tại và tương lai. Muốn làm được như vậy, không có cách nào khác, doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu thị trường. Với đặc trưng vị trí địa lý vùng miền phân chia rõ ràng ở hai phân khúc: thành thị và nông thôn, cho nên dù ở bất cứ ngành nghề nào, kinh doanh hay sản xuất, doanh nghiệp thuần Việt rất cần đầu tư cho quá trình tìm hiểu thị trường. Đào sâu tìm tòi, hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng ở cả thành phố và nông thôn, chỉ khi thực sự thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được nhu cầu đó doanh nghiệp mới có thể có chỗ đứng vững vàng trong thị trường.

Xây dựng vững chắc hình ảnh thương hiệu

Xây dựng hình ảnh thương hiệu vững chắc là yếu tố quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào. Do tâm lý sính ngoại ăn sâu vào tiềm thức người Việt, đã có thời gian thương hiệu Việt chật vật đi tìm chỗ đứng trên bất cứ mặt trận nào.

Những năm gần đây, nhờ vào sự thành công và bùng nổ sau 10 năm thực hiện (31/7/2009 - 31/7/2019), cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo được sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, địa phương trên cả nước và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Rất nhiều thương hiệu Việt đã từ đó vươn lên chiếm lĩnh được thị phần trước những doanh nghiệp nước ngoài... Đây chính là dấu hiệu đáng mừng, là đòn bẩy cho các thương hiệu thuần Việt đi sau tiếp nối. Thị trường cũng từ đó trở nên đa dạng hơn với những sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng hơn với giá thành rẻ.

3 yếu tố then chốt doanh nghiệp thuần Việt cần để tránh cảnh chầu rìa thị phần - 2
Doanh nghiệp Việt sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thay đổi được định kiến của khách hàng đối với hàng hóa trong nước

Chiến lược phát triển cụ thể - Yếu tố sống còn của một doanh nghiệp

Trên thực tế, không có doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng, kể cả những doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, cơ hội đối với doanh nghiệp thuần việt chính là tầm nhìn và chiến lược phát triển đúng đắn, nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể phát huy những điểm mạnh và hạn chế những yếu kém.

Việt Nam hiện là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp mở rộng các ngành nghề, các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường... nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển cụ thể để thích ứng với môi trường kinh doanh, đây là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Ví dụ tại thị trường kinh doanh sơn ở Việt Nam, 10/20 doanh nghiệp top đầu là thương hiệu nước ngoài, chiếm đến 65% thị phần (theo báo cáo của Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam). Thế nhưng vẫn có những doanh nghiệp thuần Việt góp mặt với vị thế vững chắc trong thị trường này, một điển hình ví dụ là thương hiệu sơn Nasun thuộc Nasun Group - một đơn vị thuần Việt với lịch sử hơn 10 năm phát triển.

3 yếu tố then chốt doanh nghiệp thuần Việt cần để tránh cảnh chầu rìa thị phần - 3
Các kĩ sư của Nasun trong buổi làm việc với chuyên gia nước ngoài đến từ BASF - Tập đoàn sản xuất hóa chất hàng đầu Thế giới

Xuất phát điểm là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm linh kiện máy tính, năm 2014, công ty mở rộng loại hình kinh doanh sản xuất, phân phối sơn với nhãn hiệu Nasun và đã đạt được nhiều thành công, trở thành điểm sáng của ngành sơn Việt Nam. Mới đây, thương hiệu Nasun tiếp tục lấn sân, mở rộng sang kinh doanh ngành hàng đồ gia dụng.

Với tầm nhìn sâu rộng và chiến lược phát triển đề cao tính bền vững, Nasun cụ thể hóa kế hoạch phát triển trên từng lĩnh vực: cung cấp những sản phẩm tốt với giá thành rất cạnh tranh, xây dựng lòng tin tuyệt đối trong khách hàng - tạo dựng hình ảnh một thương hiệu Việt uy tín - chất lượng.

3 yếu tố then chốt doanh nghiệp thuần Việt cần để tránh cảnh chầu rìa thị phần - 4

Tối 27/10 vừa qua tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã chính thức diễn ra lễ kỉ niệm 10 năm tập đoàn Nasun và lễ ra mắt dòng sản phẩm đồ gia dụng thương hiệu Nasun

3 yếu tố then chốt doanh nghiệp thuần Việt cần để tránh cảnh chầu rìa thị phần - 5

Khách hàng tham quan gian hàng đồ gia dụng thương hiệu Nasun

Ông Dương Đình Trường – Chủ tịch Tập đoàn Nasun Group khẳng định: “Khi một doanh nghiệp Việt thành công, không chỉ có doanh nghiệp đó hưởng lợi mà kéo theo cả cộng đồng cùng đi lên”. Chính vì vậy, ông luôn xác định định hướng phát triển bền bỉ và vững chắc cho thương hiệu Nasun: tập trung tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ, chinh phục thị trường bằng sự tận tâm và nhiệt huyết, luôn đặt quyền và lợi ích của đối tác, người tiêu dùng cao hơn lợi ích của Nasun. Chỉ có như vậy, cộng đồng doanh nghiệp Việt mới có thể giữ được chỗ đứng vững chãi trên thị trường, chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng trước thực trạng “xâm chiếm” thị phần của các doanh nghiệp nước ngoài.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm