3 nguyên tắc trụ cột kinh tế mà Việt Nam vi phạm là gì?
(Dân trí) - Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã thẳng thắn chỉ ra 3 nguyên tắc trụ cột của kinh tế trong chi tiêu ngân sách mà Việt Nam đã vi phạm.
Thứ hai, tốc độ tăng cho chi an sinh xã hội cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách. Chi an sinh xã hội là nhu cầu bức xúc, quan trọng của tất cả mọi quốc gia, nhưng theo Bộ trưởng, nhu cầu an sinh xã hội lớn đến đâu cũng phải được cân đối và chi thấp hơn tốc độ thu ngân sách.
Thứ ba, tốc độ tăng chi thường xuyên cao hơn chi đầu tư phát triển. Trong quy luật kinh tế, tốc độ tăng chi cho phát triển phải cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên, để có điều kiện phát triển, còn nếu ngược lại thì khó khăn.
Theo đánh giá của Bộ trưởng, do chúng ta vướng cả 3 điều trên nên nhiều chính sách ra đời không thực hiện được, xây dựng chính sách không cân đối được nguồn nên bị méo mó. Trong các khó khăn đối mặt thì có việc mất cân đối ngân sách rất lớn và cần phải tính toán cơ cấu lại.
Bàn về kế hoạch năm tới, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh: “Việt Nam cần đổi mới thể chế để tìm ra những động lực mới. Phải thực hiện tốt 3 đột phá đã được đề ra, gồm: thể chế kinh tế; cơ sở hạ tầng; chất lượng nguồn nhân lực. Những việc này không chỉ làm trong năm 2015 mà phải làm thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ trong thời gian dài”.
Theo Bộ trưởng Vinh, hiện nay chi thường xuyên, chi sự nghiệp tăng rất nhanh, trước đây 50%, giờ đã lên tới hơn 70% tổng chi. Luật Ngân sách Nhà nước quy định bội chi chỉ được đầu tư phát triển, năm nay bội chi 5%, tương đương 226.000 tỷ đồng, nhưng bố trí cho đầu tư phát triển chỉ được 195.000 tỷ đồng, trong đó còn kể cả 39.000 tỷ đồng tiền đất. Do đó, nếu không tập trung đầu tư phát triển thì sẽ không có nguồn thu những năm tới.
Báo cáo trước Quốc hội trong phiên khai mạc sáng 20/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Nợ công tăng nhanh. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%.
Theo đó, một trong những nhiệm vụ của thời gian tới, theo Thủ tướng là tăng cường quản lý ngân sách nhà nước; tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; triệt để tiết kiệm chi ngân sách, không tăng chi thường xuyên ngoài lương; bảo đảm bội chi theo kế hoạch. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn theo quy định.
Còn tại báo cáo về tình hình thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2014 và kế hoạch 2015, trong phiên họp chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Chính phủ đề nghị Quốc hội cho giữ mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2014 bằng 5,3% GDP (tương đương 224 nghìn tỷ đồng) để có thêm nguồn thanh toán nợ ngân sách nhà nước.
Do năm 2015, nhu cầu tăng chi lớn để trả các khoản nợ ngắn hạn, đáp ứng các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới…, nên Chính phủ đề nghị mức bội chi ngân sách nhà nước là 5% GDP. Khi đó, dư nợ công năm 2015 sẽ vào khoảng 64,5% GDP trong phạm vi quy định.