Kiến thức giới tính

Ngày xuân kể chuyện quan hoạn triều Nguyễn

“Quan hoạn” hay “hoạn quan” - một danh từ gây tò mò cho nhiều người khi đặt chân đến Huế. Quan hoạn là ai? Dấu vết quan hoạn còn lại ở đâu? Những điều ấy sẽ một phần nào được lý giải trong bài viết dành cho dịp đầu Xuân con Mèo.

Kỳ 1: Quan hoạn triều Nguyễn là ai?

 

“Giám sinh” và “giám lặt”

 

Từ xa xưa quan hoạn là một chức danh chỉ có bên Tàu. Theo Đào Hùng, đến cuối đời Minh (Trung Quốc) đã có tới 75.000 quan không có “vũ khí đàn ông”. Vì sao vậy? Do vua sợ quan mà “có” thì hằng hà sa số cung nữ tiến vào cung, vua chưa “thưởng thức” quan đã “duyệt hết” rồi. Thành ra, ai vào cung phục vụ vua mà thuộc giới nam phải “cắt” hết. Oái ăm là vậy nhưng, không ít người mỗi năm đều tự nguyện hiến dâng đời trai để được hưởng danh hoa phú quý. Có lẽ cái gì cũng có sự hy sinh của nó cả.

 

Có tất cả 2 loại quan hoạn hay còn gọi là Thái giám. Một là bẩm sinh hay còn gọi giám sinh, tức sinh ra đã không có “cái đó” hoặc có nhưng bị tiêu giảm, tính tình yểu điệu như con gái. Hai là có nhưng “cam chịu” thiến đi, thành thử cũng biến đổi tính nết, gọi là giám lặt.  

 

Theo sử cũ, ước lượng ở giai đoạn đầu triều Nguyễn, mỗi thời thường xuyên có khoảng 200 người, cả giám sinh lẫn giám lặt. Năm 1824, vua Minh Mạng ban chiếu chỉ các hạt (đơn vị hành chính huyện lúc xưa) tuyển chọn “giám sinh” vào cung. Việc này do bộ Lễ làm (tương đương với bộ Giáo dục - Đào tạo ngày nay).

 

Ngày xuân kể chuyện quan hoạn triều Nguyễn  - 1

Hoạn quan triều Nguyễn năm 1908 - (Ảnh tư liệu Phan Thuận An)

 


Trong tài liệu của Công sứ A. Laborde (Pháp) ghi nhận, dân quê một số vùng vẫn thường bảo nhau bằng câu cửa miệng: Ăn mà đẻ “ông Bộ” cho làng nhờ. “Ông Bộ” ở đây chính là giám sinh, nghĩa sâu xa là phần hạ bộ có vấn đề. Nhà có “ông Bộ” được cấp ruộng đất và tiền bạc rất hậu hỹ. Riêng làng nào có ông Bộ thì được triều đình miễn thuế trong nhiều năm. Ông Bộ mà được tiến cung, nghiễm nhiên được hưởng bổng lộc như các quan đại thần nên sống rất sung sướng.  

 

Theo luật vua ban, làng nào có “ông Bộ” từ 10 tuổi trở xuống thì phải trình lên Bộ Lễ để lập hồ sơ tâu lên Vua. Nếu giấu giếm trong nhà, lúc phát hiện ra sẽ bị phạt nặng, cho ở tù.

 

Bộ Lễ sẽ chịu trách nhiệm “đào tạo ông Bộ” cho đến 12 tuổi thì đưa vào triều học lễ nghi cung đình. Có chuyện vui là mấy o bán cá, thịt ngoài chợ Đông Ba lúc trước có thói hay nói thách giá, tức thì người mua nguýt miệng nói “Ăn để đẻ ông Bộ cho làng nhờ hay răng mà đòi mắc dữ rứa”. Nói xong là đi ngay không thôi sẽ ẩu đả.

 

Ngày xuân kể chuyện quan hoạn triều Nguyễn  - 2
Một nhóm giám sinh và giám lặt ở Hoàng Cung Huế, khoảng năm 1918
(Ảnh tư liệu của Phan Thuận An)

 

 

Trong những tiếng động lúc to lúc nhỏ đang vang ra trong phòng, Thái giám phải ghi chép lại tỷ mỷ bằng cách nghe ngóng, đếm thời gian công việc “ngự dâm” của vua với mỹ nữ để tuân lại với các quan. Do tính chất nhạy cảm ấy, chính Thái giám là người làm được chứ không ai khác.

 

Nhiệm vụ của hoạn quan là làm đủ thứ việc trong nội cung, như trà nước, xe kiệu, chợ búa, hầu hạ hoàng đế, thái hậu, phi tần, truyền mệnh lệnh vua, liên lạc thông tin và canh phòng, bảo vệ an ninh các cung điện. Đặc biệt, hoạn quan thân tín của vua được tuyển chọn rất kỹ. Hoạn quan không mọc râu, ngực nhô, mông nở, giọng nói the thé, hành động yểu điệu... như phụ nữ.
 
Đại Dương
 
Kỳ 2: Khám phá “chốn cũ” của hoạn quan