Đại học không phải là con đường duy nhất

Đại học có phải là duy nhất và tốt nhất cho tất cả mọi người sau khi đã học xong PTTH? Các bậc phụ huynh có bao giờ đặt câu hỏi “con mình thích làm nghề gì? khả năng con mình có phù hợp với ngành nghề mà mình hay con mình đang lựa chọn?

Vì sao bạn lo lắng và băn khoăn khi trượt Đại học?

Tư duy của cả xã hội và nhận thức của các bậc phụ huynh về việc học xong PTTH là con mình dứt khoát phải vào Đại học. Vì vậy, việc vào Đại học đã trở thành áp lực quá nặng nề với các bậc phụ huynh và đương nhiên các bạn năm cuối bậc PTTH đã phải gồng mình lên cho cuộc đua nước rút.

Việc lựa chọn ngành nghề khi thi Đại học

Phần đa lựa chọn theo ý chỉ của cha mẹ, một phần nữa lựa chọn theo trào lưu bạn bè, một phần nữa theo trào lưu xã hội, một phần nữa không biết lựa chọn gì chỉ biết có thể đỗ được vào các trường Đại học ở mức điểm như thế này… thực sự rất ít, rất rất ít sự lựa chọn là do sở thích, đam mê, sự khẳng định của bản thân mình với nghề nghiệp mình lựa chọn!

Chọn lọc tự nhiên, theo trào lưu hay chọn lọc không định hướng?

Với sự lựa chọn ở trên, bạn ở đâu trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình? Có lẽ phần nào đó các bạn đang làm những điều hài lòng cho cha mẹ, cho sự sĩ diện của cá nhân sau 12 năm học hơn là bạn thích gì, muốn làm gì và sẽ làm gì? Nếu bạn làm được điều bạn thích, bạn muốn một cách có định hướng và chứng minh được từ những hành động và kết quả, có lẽ…

Đại học không phải là con đường duy nhất?

Các trường Đại học quá nhiều, cơ hội quá nhiều, nhưng 1/10; 1/8; 1/5… đó là những tỷ lệ mà các thí sinh phải đối mặt trong kỳ thi Đại học. Bạn sẽ ở đâu trong tỷ lệ 1 hay 10? Phần đa là vào tỷ lệ 10, 8, 5… đấy chứ!? Sự sàng lọc để bạn biết mình đang ở đâu, tại sao lại là 10 mà không phải là 1. Đừng thất vọng, đửng lấy thể làm bi quan, đây chính là thời gian mình kiểm điểm lại bản thân “mình phải biết mình là ai chứ nhì”? Có đúng năng lực mình đủ điều kiện để vào Đại học hay không? Hay mình chỉ nên làm một người thợ, một nhân viên hành chính, một “THỢ LẬP TRÌNH”, một thợ KỸ THUẬT. Quá tốn kém cho một kỳ thi đại học, quá tốn sức cho một kỳ thi Đại học nếu như năng lực của bạn không thể vào Đại học và KHÔNG NÊN VÀO ĐẠI HỌC.

Vì sao?

Vì sao?

Vì cả xã hội đang “thừa Thầy, thiếu Thợ”. Tại sao Bạn cứ phải làm và lao theo những điều KHÔNG THỂ mà không nghĩ rằng bạn nên làm những điều CÓ THỂ? Tại sao năng lực của Bạn có thể trở thành một Thợ lành nghề, một thợ giỏi mà Bạn lại cứ muốn mình phải khổ phải đón nhận sự thất bại báo trước, để lao theo công việc nghiên cứu, để dứt khoát phải trở thành một kỹ sư tồi hay một cử nhân dở?

Lựa chọn

Nếu bạn biết rằng khả năng vào các khoa CNTT của trường đại học là rất khó, tại sao bạn không nghĩ thay vì 4 năm hay 5 năm bạn có thể rút ngắn thời gian lại với 1 năm, 2 năm và trở thành một “THỢ LẬP TRÌNH”, “THỢ QUẢN TRỊ MẠNG”, một “THỢ QUẢN TRỊ TIN HỌC VĂN PHÒNG” thông qua các khóa học PHI CHÍNH QUI của các Trung tâm Đào tạo CNTT chuẩn Quốc tế? Hay một ngành nghề gì đó mà bạn đam mê, phù hợp với mình? Một đầu tư hiệu quả và phù hợp với năng lực sẽ đem đến cho bạn một kết quả như mong đợi và có thể ngoài mong đợi, thay vì không định hướng làm những điều người khác thích mà chính mình không hề thích, làm những điều mà mình không biết sẽ làm để làm gì?

Kết quả

Có rất nhiều học sinh tốt nghiệp PTTH đã tìm đến các con đường khác ngoài trường Đại học, với sự mạnh dạn, quyết tâm và có chút “đam mê nông nổi của học trỏ đã từng là games thủ”. Họ đến với hành trang quá ít để vào đời, với sự chẳng hiểu vì sao mình lại lựa chọn và biết chắc là thất bại. THẾ GIỚI PHẲNG, thế kỷ CÔNG NGHỆ đã đưa bạn đên với những khóa học Nền tảng về CNTT, các kiến thức cơ bản về lập trình, các công nghệ cập nhật nhất từ xưa cũ đến hiện tại và luôn update, từ NET đến Java, PHP, ASP, Android và những gì gì nữa chưa có điểm dừng trong công nghệ… Với vị trí team leader cho Công ty nổi tiếng về sản xuất phần mềm Fsoft, Đình Phúc, Trọng Nghĩa, Thành Chung lớp CP02 đã vô cùng tự hào mình đã lựa chọn đúng, đầu tư đúng cho khóa học Chuyên viên phần mềm của NIIT Ấn Độ tại NIIT-ICT Hà Nội, nơi có trên 12 năm trong lĩnh vực Đào tạo CNTT tại thị trường Hà Nội. Ở đó những thế hệ như Ngọc Hoàng, Anh Tú (khóa lập trình viên Future 5) vô cùng cảm ơn sự đánh giá nhìn nhận của các thầy đã hướng cho bạn trở thành giảng viên CNTT của Học viện đào tạo CNTT NIIT, một nghề mà bạn không bao giờ nghĩ tới khi trượt Đại học!

Suy ngẫm

Suy ngẫm

Bạn sẽ có nhiều lựa chọn, nhiều hướng đi sau khi trượt Đại học, con đường không phải là duy nhất đem đến thành công. Bạn hãy là chính mình, thực sự nghiêm túc, thực sự vì lý tưởng của bản thân, hãy mạnh dạn lựa chọn đầu tư đúng hướng, phù hợp với năng lực để đón nhận KẾT QUẢ!