Câu chuyện khởi nghiệp có hậu

Câu chuyện về Nguyễn Hoàng Trí Dũng - thạc sĩ tài chính du học Mĩ từ bỏ công việc “ngàn đô”, về nước lập nghiệp bằng bộ môn thể hình. Chỉ sau hơn 2 năm khởi nghiệp của chàng trai 8x này đã trở thành cơn sốt trong ngành fitness.

Câu chuyện khởi nghiệp có hậu - 1

Là học sinh chuyên Hóa trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, qua Mỹ du học từ những năm cấp 3, tốt nghiệp đại học Hendrix với số điểm GPA tuyệt đối 4.0/4.0, được Chủ tịch nước trao thưởng thành tích du học sinh xuất sắc từ năm 21 tuổi, không có gì ngạc nhiên khi Trí Dũng được rất nhiều công ty tài chính thế giới lớn chào đón. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục làm cho tập đoàn Ernst & Young Singapore, anh đã lựa chọn từ bỏ công việc lương cao này và trở về Việt Nam, theo đuổi giấc mơ mang tên Swequity.

Với đồng vốn nhỏ tích góp ở tuổi 24, Trí Dũng bắt đầu phôi thai ý tưởng trung tâm Fitness Swequity. Không kêu gọi vốn đầu tư rầm rộ, không xuất hiện nhiều trên báo giới, Swequity của anh cứ từng bước hình thành, phát triển và mở rộng. Cơ sở đầu tiên được mở ra ở khu phức hợp giải trí Hà Nội Creative City với diện tích hơn 1100m2.

Câu chuyện khởi nghiệp có hậu - 2

Bây giờ khi nhìn lại, Trí Dũng đã có thể chứng minh được quyết định về Việt Nam theo đuổi đam mê của mình là hoàn toàn đúng đắn. Hiện nay, anh có gần 300.000 người theo dõi trên các trang mạng xã hội, những video chia sẻ về fitness của anh có đến hàng triệu lượt xem và luôn xếp hạng đầu khi tìm kiếm chủ đề liên quan đến thể hình. Các sự kiện anh tổ chức cho cộng đồng cũng thu hút hàng ngàn người tham gia. Tiếp nối những thành công của cơ sở 1, chỉ sau gần 2 năm không ngừng rèn luyện, cơ sở Swequity số 2 được mở ra ở 523 Kim Mã.

Câu chuyện khởi nghiệp có hậu - 3

Dũng cho biết, bản thân anh không có tham vọng quá nhiều về chuyện làm kinh tế, mà trên hết, anh muốn giúp đỡ, mang lại giá trị thực cho cộng đồng. Với mô hình luyện tập thật - kết quả thật, luôn đặt kết quả của khách hàng lên hàng đầu, Swequity đã giúp hàng trăm khách hàng cải thiện tư thế, phòng ngừa các chứng bệnh văn phòng cũng như thay đổi vóc dáng, hình thể để nâng cao chất lượng cuộc sống của chính họ.

Có khách hàng kiên trì luyện tập đến 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày, suốt 365 ngày như thế, hay có những người đi từ Thái Bình lên Hà Nội, khoảng cách hơn 100km cây số, chỉ để tập luyện tại Swequity.

Câu chuyện khởi nghiệp có hậu - 4
Câu chuyện khởi nghiệp có hậu - 5

Tuân theo tôn chỉ “We change lives”, Trí Dũng không chỉ muốn thay đổi thể trạng của khách hàng mà anh còn hy vọng họ sẽ có một lối sống lành mạnh, mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Anh tự đặt ra mục tiêu, thành tích của Swequity được tính bằng số khách hàng thay đổi thành công chứ không phải chỉ là số lượng khách đến với Swequity.

Câu chuyện khởi nghiệp có hậu - 6

Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp của mình, Trí Dũng nói rằng: “Thời điểm về Việt Nam, khi bản thân không đi theo con đường giống những người bạn đồng lứa - làm việc cho những tập đoàn lớn, hoặc nếu khởi nghiệp thì cũng là trong các ngành "hot" như lập trình app (ứng dụng) hay gia công phần mềm, v.v. Tôi đã vấp phải sự phản đối, nghi ngại của gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, nhận thấy các vấn đề bệnh tật không ngừng gia tăng, đất nước lại còn đang quá thiếu những dịch vụ sức khỏe thiết thực, tôi muốn làm ra một sản phẩm khách hàng có thể sử dụng trực tiếp và mang lại kết quả thực tế cho họ, như vậy thì doanh nghiệp mới tồn tại bền vững được.”

Anh cũng cho biết thêm về những khó khăn mà người đi du học về phải đối mặt như những yếu tố đặc thù của thị trường trong nước, các vấn đề về tìm kiếm nhân sự và đào tạo nhân tài, hay cần thay đổi quan điểm xưa cũ của người Việt là phải làm trong một số ngành nhất định mới được xem trọng, còn những ngành thiết thực khác thì bị bỏ qua.

Tuy nhiên, càng khó khăn anh càng quyết tâm thực hiện: “Tôi sẵn sàng dành đến 7 năm cuộc đời để đi học, không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức, 3 năm để vật lộn với mô hình kinh doanh nho nhỏ của mình. Thời gian có thể dài, nhưng thành quả và sự thỏa mãn khi giúp ích được khách hàng hoàn toàn xứng đáng với những gì mà tôi trả giá.” - Dũng nói.

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai thạc sĩ tài chính và giờ đây là một HLV thể hình nổi tiếng đã chứng minh được, hàng năm vẫn có rất nhiều du học sinh trở về, đóng góp cho đất nước. Người trẻ cũng có thể kinh doanh và thành công, chỉ cần họ chịu đổ mồ hôi công sức, kiên trì cố gắng đến cùng. Vì xét cho cùng, dù trẻ hay “già” đều phải tìm cho mình chỗ đứng trên thị trường bằng thực lực và thời gian, không có con đường đi tắt nào. Chỉ có sản phẩm người thật - việc thật mới giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài. Và cuối cùng, kết thúc có hậu sẽ dành cho những người biết chờ đợi, sẵn sàng trả giá, tập trung vào kiến thức và cho ra sản phẩm thực.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm