1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Vì sao dân thành thị khổ sở hơn nông thôn trong mùa hè nắng nóng?

Minh Khôi

(Dân trí) - Hiệu ứng đô thị (hay còn gọi là đảo nhiệt đô thị), là hiện tượng xảy ra khi một khu vực đô thị nóng hơn đáng kể so với các khu vực ngoại ô xung quanh.

Những ngày này, miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt phổ biến từ 36 đến 380 C, có nơi trên 400 C.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiệt độ tại các thành phố lớn như Hà Nội thậm chí có thể còn cao hơn, lên tới 50 độ C. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng do hiệu ứng đô thị (hay đảo nhiệt đô thị) đã hình thành nên các "ốc đảo nhiệt", khiến nền nhiệt gia tăng hơn rất nhiều so với các khu vực nông thôn, vùng núi.

Vì sao dân thành thị khổ sở hơn nông thôn trong mùa hè nắng nóng? - 1

Hiệu ứng đô thị (hay còn gọi là đảo nhiệt đô thị), là hiện tượng xảy ra khi một khu vực đô thị nóng hơn đáng kể so với các khu vực ngoại ô xung quanh.

Luke Howard, một nhà khí tượng học, là người đầu tiên nghiên cứu và mô tả hiện tượng này vào những năm 1810, dù ông không phải là người đã đặt tên cho nó.

Theo Howard, hiện tượng đảo nhiệt đô thị diễn ra khác nhau tùy theo mùa, nhưng dễ thấy nhất là mùa hè và mùa đông. Nguyên nhân chính của đảo nhiệt đô thị là sự khác nhau về sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị.

Theo đó, các đô thị, thành phố đông đúc thường sử dụng nhiều loại vật liệu có tác dụng giữ nhiệt hiệu quả, như nhựa đường, gạch xây, mái tôn... Đồng thời có ít không gian trống, cũng như cây cối để giảm nhiệt.

Nhân tố thứ 2 góp phần tạo ra đảo nhiệt đô thị là lượng nhiệt thải ra do quá trình sử dụng năng lượng, chủ yếu là các phương tiện di chuyển trên đường, điều hòa, thiết bị điện, bếp nướng...

Khi các trung tâm đông dân cư phát triển, người dân càng có xu hướng tới các thay đổi nêu trên, dẫn tới sự gia tăng nhiệt độ trung bình của khu vực ngày càng mở rộng.

Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ vào ban đêm sẽ còn lớn hơn thời gian ban ngày, và dễ cảm nhận được trong những lúc gió yếu.

Vì sao dân thành thị khổ sở hơn nông thôn trong mùa hè nắng nóng? - 2

Sơ đồ cho thấy nhiệt độ ở Hà Nội thay đổi trong các năm 1996, 2007, 2016, dựa trên dữ liệu từ vệ tinh Landsat (Ảnh: Son et al).

Vì sao dân thành thị khổ sở hơn nông thôn trong mùa hè nắng nóng? - 3

Còn đây là nhiệt độ ở TPHCM (Ảnh: Son et al).

Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa và dịch chuyển dân cư đến với các vùng đô thị đang diễn ra rất nhanh, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng...

Theo Báo cáo Quốc gia về Chính sách môi trường ở Việt Nam 2022, hiệu ứng đảo nhiệt đô thị đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân tại các thành phố lớn của Việt Nam. Trong đó, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy nhiệt độ của bề mặt mặt đất (LST) ở Hà Nội và TPHCM đang tăng dần.

Vì sao dân thành thị khổ sở hơn nông thôn trong mùa hè nắng nóng? - 4

Một người dân Hà Nội trùm kín khi ra đường giữa trưa nắng (Ảnh: Toàn Vũ).

Cụ thể ở Hà Nội, nhiệt độ tăng từ 26.40C năm 1996 lên 38.80C năm 2007 và 42.90 C năm 2016. Trong khi đó tại TPHCM, nhiệt độ trung bình tăng từ 27.10 C năm 1996 lên 29.50 C năm 2007 và sau đó là 30.10 C vào năm 2016.

Lý giải cho sự tăng nhiệt rất nhanh này, các chuyên gia cho biết trái với sự gia tăng dân số, các phương tiện giao thông, xây dựng... thì các tiện ích đóng vai trò quan trọng trong việc giảm "hiệu ứng đảo nhiệt đô thị" như công viên, cây xanh, hồ nước để điều hòa không khí lại thiếu hụt một cách trầm trọng.

Điều này không chỉ khiến nền nhiệt ngoài trời liên tục tăng cao bất thường, mà còn tạo ra bầu không khí ngột ngạt, oi bức mỗi khi mùa hè tới.