Tìm thấy dữ liệu khí hậu 10.000 năm của Trái đất

Trang Phạm

(Dân trí) - Các nhà khoa học vừa phát hiện lớp băng lâu đời nhất ở khu vực Alps hiện đã được khai thác thành công lưu trữ những dữ liệu vô cùng quan trọng về khí hậu của Trái đất 10.000 năm trước.

Các lõi băng từ dãy Alps có niên đại 10.000 năm mang đến cho các nhà nghiên cứu cái nhìn sâu sắc vô giá về cách môi trường đã thay đổi trong khoảng thời gian đó.

Đây là một phần của dự án quốc tế đang diễn ra mang tên Ice Memory, nhằm bảo tồn những hiện vật tự nhiên trước khi hiện tượng nóng lên toàn cầu và băng tan khiến chúng biến mất. Việc khai thác dãy núi Alps là một thời điểm quan trọng đối với dự án.

Tìm thấy dữ liệu khí hậu 10.000 năm của Trái đất - 1

(Ảnh: Đại học Ca 'Foscari Venice).

Carlo Barbante, giáo sư hóa phân tích từ Đại học Ca 'Foscari của Venice ở Italia cho biết: "Nhóm nghiên cứu đã làm việc bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gió giật mạnh và tuyết. Giờ đây, kho lưu trữ quý giá về lịch sử khí hậu của dãy Alps này sẽ được bảo tồn cho tương lai".

Quá trình khai thác băng mất năm ngày của các nhà nghiên cứu ở độ cao 4.500 mét tại sông băng Colle Gnifetti, với tổng cộng bốn lõi băng được lấy ra. Nhóm nghiên cứu thực hiện có trụ sở tại trại nghiên cứu khoa học Capanna Margherita 128 tuổi, cao nhất ở châu Âu.

Trước đó, các nhà khoa học ước tính rằng kể từ giữa thế kỷ XIX, sông băng trên dãy Alps đã mất khoảng 40% tổng diện tích của nó. Những ống băng mới được khai thác được cho là nguyên vẹn do tan chảy trong mười thế kỷ đã được khai thác đúng lúc. Đây là nhiệm vụ thứ ba mà Ice Memory thực hiện trên dãy Alps.

Tìm thấy dữ liệu khí hậu 10.000 năm của Trái đất - 2

Quá trình khai thác băng mất năm ngày của các nhà nghiên cứu ở độ cao 4.500 mét tại sông băng Colle Gnifetti. (Ảnh: Đại học Ca 'Foscari Venice).

Các nhà khoa học cho hay, nếu mất các tài liệu lưu trữ này, chúng ta sẽ mất ký ức về việc loài người đã thay đổi bầu khí quyển như thế nào.

Ra mắt vào năm 2015 bởi các nhà băng học Pháp, Ý và Thụy Sĩ, Ice Memory đã hợp tác với các nhà khoa học và các nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới trong nỗ lực bảo tồn lõi băng cho nghiên cứu trong tương lai, với nghiên cứu tiếp theo có sẵn trong cơ sở dữ liệu truy cập mở.

Ice Memory dự đoán rằng vào cuối thế kỷ này, chúng ta sẽ không còn sông băng nào dưới 3.500 mét trên dãy Alps và 5.400 mét trên dãy Andes. Đó là rất nhiều bằng chứng khoa học có thể bị mất do sự nóng lên toàn cầu.

Đến năm 2022, hy vọng cơ sở lưu trữ hang động tuyết ở Nam Cực sẽ được hoàn thành, đặt tại trạm nghiên cứu Concordia của Pháp - Ý. Với nhiệt độ trung bình là âm 54 độ C, hang động sẽ không cần cung cấp năng lượng và sẽ an toàn trước sự ấm lên trong tương lai trên khắp hành tinh.

Tiziana Lippiello, Hiệu trưởng Đại học Ca 'Foscari Venice, nhận định: "Khí hậu của chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp. Để đối mặt với cuộc khủng hoảng này, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra các giải pháp khả thi, vì vậy việc nghiên cứu này là rất cần thiết".

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm