Tiết lộ hậu quả sau vụ phun của siêu núi lửa đối với Trái đất

M.P

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã phát hiện hậu quả của vụ phun trào siêu núi lửa đối với bầu khí quyển Trái đất.

Tiết lộ hậu quả sau vụ phun của siêu núi lửa đối với Trái đất - 1
Hồ Atitlan trong miệng núi lửa được hình thành sau khi siêu núi lửa Los Chocoyos phun trào.

Tạp chí Geophysical Research Letters thông tin, các nhà khoa học đến từ Đại học Oslo (Na Uy), Trung tâm Helmholtz nghiên cứu đại dương Kiel GEOMAR (Đức), Trung tâm quốc gia nghiên cứu khí quyển NCAR (Mỹ) và Viện nghiên cứu khí quyển Max Planck MPI-M (Đức) đã nghiên cứu về hậu quả sau vụ phun trào xảy ra cách đây 75 nghìn năm của siêu núi lửa Los Chocoyos, nằm ở vùng cao nguyên Guatemal.

Hiện giờ, tại điểm núi lửa phun trào là miệng núi lửa Atitlan khổng lồ, nó biến thành một cái hồ. Độ cao của miệng núi lửa là 1563 mét trên mực nước biển, xung quanh có ba ngọn núi lửa hình nón: Atitlan, Toliman và San Pedro.

Khi núi lửa Los Chocoyos phun trào, nó đạt cường độ cấp 8 - chỉ số lớn nhất trên thang Chỉ số phun trào núi lửa VEI (Volcanic Explosivity Index).

Vụ phun trào được biết đến là một trong những sự kiện núi lửa lớn nhất trong 100.000 năm qua, và chắc chắn phải là hỏa ngục của magma, các vụ nổ và bùng phát khí.

Các nhà khoa học đã phân tích trầm tích trong các lớp địa chất hình thành sau vụ phun trào và phát hiện ra rằng, thảm họa đã khiến một lượng lớn lưu huỳnh, clo và brom được thải vào khí quyển. Tro núi lửa sau vụ nổ Los Chocoyos được tìm thấy ở một số nơi trên cao nguyên Guatemala và trong trầm tích biển từ lõi biển sâu ở Thái Bình Dương, Vịnh Mexico và thậm chí ở Đại Tây Dương.

Bằng cách phân tích trầm tích trong các lớp địa chất hình thành sau vụ phun trào, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thảm họa đã khiến một lượng lớn lưu huỳnh, clo và brôm được thải vào khí quyển.

Theo kết quả mô phỏng trên máy tính, vụ phun trào đã làm gián đoạn sự dao động bán niên hai năm một lần của vùng nhiệt đới theo hướng gió trong tầng bình lưu, kéo dài mười năm.

Sự gián đoạn hệ thống gió là kết quả của tình trạng không khí bị nóng lên do khí sol và do hiệu ứng làm mát, nguyên nhân là vì suy giảm tầng ôzôn sau vụ phun trào.

Nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ điều gì sẽ xảy ra khi một siêu núi lửa như vậy phun trào. Nó sẽ kéo dài vài năm, lượng khí thải sẽ đạt đỉnh và nó có thể có sức mạnh để thay đổi tạm thời hướng gió trong tầng bình lưu nhiệt đới.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 siêu núi lửa được biết đến. Một trong những siêu núi lửa nổi tiếng nhất là Yellowstone Caldera ở Mỹ. Yellowstone được biết đến là nơi đã có hai vụ phun trào cấp độ 8 VEI trong quá khứ (khoảng 2,1 triệu và 640.000 năm trước).